Ngay tại Điều 24, Chương II, Hiến pháp
2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước
pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Như vậy, ngay tại văn bản có tính pháp
lý cao nhất trong hệ thống pháp luật đã quy định rất rõ ràng về việc tôn trọng
người dân Việt Nam theo hay không theo tôn giáo, cũng như trong vấn đề sinh
hoạt tôn giáo của nhân dân. Điều này đã được thời gian chứng minh đó là suốt
hàng chục năm qua các tín đồ tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi tối đa trong
sinh hoạt tôn giáo cũng như được Đảng và Nhà nước quan tâm trong việc cấp đất,
phục dựng, xây dựng mới các cơ sở thờ tự, tôn giáo trên cả nước, các ngày lễ
tôn giáo đều được lãnh đạo các cấp quan tâm thăm hỏi động viên để “sống tốt đời
đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”,…đời sống sinh hoạt tôn giáo của
các tín đồ phong phú, đa dạng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, nhiều kẻ đã lợi dụng tự do
tôn giáo để thực hiện những âm
mưu, thủ đoạn chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, chúng lợi dụng vấn đề “tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền” để chia rẽ khối đại
đoàn kết các dân tộc Việt Nam, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước, quân đội, công an
với nhân dân, chia rẽ giữa đồng bào miền xuôi với miền ngược, giữa người Kinh
với đồng bào tôn giáo và đồng bào các dân tộc thiểu số. Chúng
đã tiến
hành các hoạt động phạm tội, và tất nhiên khi đã là hoạt động phạm tội thì ở
bất kỳ một xã hội nào cũng phải bị hệ thống pháp luật điều chỉnh dù đó là
phương Đông hay phương Tây và đó là câu chuyện nội bộ của mỗi quốc gia vì mỗi
quốc gia lại có những quy định pháp luật khác nhau về các hành vi phạm tội và
điều đó cần được các quốc gia khác tôn trọng. Nhưng một số quốc gia lại cậy là
nước Lớn, nước Mạnh để áp đặt quan điểm về hành vi phạm tội liên quan đến tôn
giáo ở Việt Nam và yêu cầu liệt Việt Nam chúng ta vào danh sách “đen” các quốc
gia “đàn áp tôn giáo”.
Nhưng khi ‘họ” đưa ra danh sách các cá
nhân, tổ chức bị coi là đang phải chịu “đàn áp tôn giáo” thì lại toàn là các cá
nhân tổ chức có hoạt động chống phá Đảng, chống phá chế độ, thường xuyên gây
rối trật tự công cộng, chống đối người thi hành công vụ,…đều là những hành vi
đã được Hiến Pháp và pháp luật Việt Nam quy định là vi phạm pháp luật. Nếu xét
hành vi tương đương thì việc cảnh sát Mỹ đánh đập người biểu tình, dùng xe cảnh
sát đâm vào người biểu tình,…và trong số những người biểu tình có rất người
theo tôn giáo, vậy Mỹ cũng phải bị liệt vào danh sách “đen” đàn áp tôn giáo mới
phải.
Thế nên cái câu chuyện danh sách “đen”
về “đàn áp tôn giáo” chỉ là câu chuyện mang nặng tính áp đặt một chiều của nước
lớn, cũng như mang đầy mưu toan chính trị hơn là khách quan của vấn đề. Ở Việt
Nam, đại bộ phận tín đồ tôn giáo vẫn đang có môi trường sinh hoạt tôn giáo tốt,
và luôn được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, chỉ có những kẻ lợi dụng
tôn giáo để tiến hành phá hoại mới phải trả giá theo pháp luật.
Không có quốc gia nào quan tâm và tôn trọng tôn giáo như ở Việt Nam
Trả lờiXóa