Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói:
Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc, nó làm nên sức sống
mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác
nghềnh tưởng chừng như không thể vượt qua được. Văn hóa là biểu hiện của sức
sống, sức sáng tạo, sức mạnh tiềm tàng và vị thế, tầm vóc dân tộc. Thực tế đã
chứng minh, một quốc gia muốn phát triển bền vững, ngoài dựa vào các “yếu tố
cứng” như tài nguyên thiên nhiên, tiền vốn, cơ sở vật chất,…thì cần phải biết
tận dụng, khai thác “yếu tố mềm”, đó chính là nguồn nhân lực con người với vai
trò là nhân cách văn hóa năng động, sáng tạo nhất, đóng góp quyết định nhất đến
sự hùng mạnh, phồn vinh của xã hội.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định:
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển
toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân
chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống
xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng
của phát triển.
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng cộng
sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện
theo nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản. Quân đội nhân
dân Việt Nam là công cụ bạo lực sắc bén của Nhà nước ta (Nhà nước của dân, do
dân, vì dân). Chúng ta xây dựng Quân đội nhằm mục đích bảo vệ sự tồn tại và
phát triển của dân tộc Việt Nam trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực phản động, bảo vệ quyền được sống, quyền được hưởng hoà bình của
mỗi người dân, bảo vệ truyền thống văn hoá, giá trị văn hoá thiêng liêng của
dân tộc.
Quân đội
nhân dân việt nam là đội quân văn hoá, nhân danh lương tri và nhân phẩm, nhân
danh văn hoá chống lại phản văn hoá, nhân danh văn minh chống lại sự áp bức và cường
quyền. Đảng ta chủ trương xây dựng QĐNDVN theo hướng “cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Những thành tố “cách mạng”, “chính quy”, tinh nhuệ”, “hiện đại” là những giá trị
văn hoá, cho nên xây dựng quân đội trước hết là xây dựng về văn hoá.
Văn hoá là
động lực đặc biệt của sự nghiệp xây dựng quân đội. Sức mạnh chiến đấu của quân
đội ta là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, và xét đến cùng, con người là yếu
tố quyết định hết thảy. Lênin đã chỉ ra rằng : Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tuỳ thuộc vào tinh
thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường và Cuộc
chiến tranh hiện đại cũng như kỹ thuật hiện đại đòi hỏi phải có nhân lực chất
lượng cao. Nhân lực chất lượng cao mà Lênin đề cập đến ở đây chính là trình
độ văn hoá của quân đội. Chất lượng nhân tố con người phụ thuộc chủ yếu vào
trình độ văn hoá. Trên ý nghĩa đó, văn hoá là một trong những động lực cơ bản
hàng đầu của sự nghiệp xây dựng quân đội. Trong sự nghiệp xây dựng QĐNDVN hiện
nay, vai trò động lực của văn hoá được thể hiện rất rõ thông qua việc kích
thích, thúc đẩy sự phát triển các nhân tố văn hoá trong các giá trị “ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại”.
Xây dựng
và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đối
với liực lượng vũ trang, để góp phần “Xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”,
phải làm tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất, Quân đội phải có trách nhiệm
bảo vệ và phát triển truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với xây dựng
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng XHCN.
Thứ hai, Chuyển tải các giá trị văn hoá
quân sự của dân tộc như “Ngụ binh ư nông”, “tiên phát chế nhân”, “lấy ít địch
nhiều, lấy yếu chống mạnh”, “ lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân
thay cường” đến mọi cán bộ, chiến sỹ.
Làm cho những giá trị văn hoá đó trở thành nền tảng vững chắc trong đời sống
tinh thần của của quân nhân và trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi quân nhân.
Thứ ba, Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi quân nhân trước
những ấn phẩm, văn hoá độc hại, đấu tranh với những quan điểm, tư tưởng sai
trái, phản động trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng. Chủ động phòng ngừa và tích cực
đấu tranh loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, xấu độc, phản văn hoá thâm nhập vào
đời sống tinh thần xã hội.
Thứ tư, Khai thác, phát huy nền tảng văn hoá và văn hoá quân sự của
dân tộc trong lịch sử “dựng nước đi đôi với giữ nước”, góp phần giáo dục, xây
dựng và nuôi dưỡng các giá trị văn hoá dân tộc trong phát triển nhân cách “ Bộ
đội Cụ Hồ”. Làm cho truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc nối được sức sống của
hiện tại và hướng tới tương lai.
Thứ năm, Khi đóng
quân ở các địa phương, cần học tập, nghiên cứu đồng thời phải có những biện
pháp bảo tồn, giữ gìn và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống ở địa
phương nơi đóng quân.
Quân đội là lực lượng bảo vệ sự bình yên của đất nước; do đó phải thường xuyên giáo dục, rèn luyện để xây dựng đơn vị vững mạnh, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao
Trả lờiXóa