Dân chủ, nhân quyền là những vấn đề nhạy cảm và phức
tạp, phản ánh bản chất, thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Do vậy, các thế lực
thù địch luôn lợi dụng vấn đề này để chống phá các nước XHCN, trong đó có Việt
Nam. Trong lúc, chúng ta tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thì hằng ngày, hằng giờ các thế lực thù
địch đang gia tăng các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Một trong những
thủ đoạn tinh vi của chúng là dùng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”. Chúng cho
rằng, chỉ có thông qua “dân chủ”, “nhân quyền” mới có thể làm suy giảm niềm tin
của nhân dân đối với Đảng, phá bỏ được nền dân chủ XHCN ở Việt Nam.
Trong
thời gian qua, trên trang Blog Danlambao, đài RFA, VOA, BBC tiếng Việt có đăng
một số bài viết kêu gọi đòi cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam nhân Hội
nghị Đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu. Bên cạnh đó, chúng
lợi dụng vụ việc các lực lượng chức năng của ta tiến hành bắt các đối tượng
chống đối chính trị, để vu cáo Việt Nam là gia tăng đàn áp người bất đồng chính
kiến, bắt giữ người bảo vệ nhân quyền... Chúng yêu cầu chấm dứt đàn áp xã hội
dân sự, sửa đổi Bộ Luật Hình sự và trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân lương
tâm…
Có
thế thấy, những trường hợp mà các thế lực thù địch gọi là “tù nhân lương tâm”,
“nhà bất đồng chính kiến” đã và đang bị cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt
giữ, thực chất là những công dân đã vi phạm pháp luật Việt Nam và họ phải chịu
trách nhiệm là hoàn toàn chính xác, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Do
vậy, đòi trả tự do cho những công dân Việt Nam vi phạm pháp luật là hành động
trắng trợn, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng
công ước quốc tế.
Chiêu
bài này đã trở nên cũ rích, nhưng dù có “nhai đi, nhai lại” thì vẫn không thể
làm lung lay được ý chí, niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước và chế độ XHCN. Măc dù vậy, chúng vẫn coi đây là khâu đột phá của chiến
lược “Diễn biến hòa bình”, một công cụ hữu hiệu trong chính sách đối ngoại,
thông qua đó để lừa phỉnh, dụ dỗ một số người nhẹ dạ, cả tin, tạo ra cớ để can
thiệp vào công việc nội bộ, phê phán Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.
Bên
cạnh đó, một số phần tử cơ hội, bất mãn chính trị đã nhen nhóm tổ chức ra cái
gọi là “Đảng dân chủ nhân dân”, “Tổ chức 8406”, “Hội kêu oan”, “Hội nhà báo độc
lập”, “Hội nối vòng tay lớn”, “Tổ đồng thuận”... Họ tự xưng là những người có
“sứ mệnh” ra tuyên ngôn đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Các phương thức, thủ đoạn chủ yếu mà chúng thường sử dụng là tuyên truyền xuyên
tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm quyền con người, ra sức tuyên truyền về
dân chủ tư sản.
Gần
đây, các thế lực phản động còn chú trọng phát triển các Bolog, facebook, hình
thành “xã hội ảo”, “công dân ảo” và sử dụng các trang mạng xã hội, nhằm phát
tán, thu gom, lưu trữ các tài liệu phản động, kích động những người bất mãn với
xã hội viết bài xuyên tạc, bôi nhọ cán bộ, công kích cấp ủy đảng, chính quyền
địa phương với mức trả thù lao rất cao. Thông qua các diễn đàn công khai như
hội thảo, các buổi tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với các cơ quan, tổ chức của
Việt Nam có chức năng giải quyết vấn đề dân chủ, nhân quyền để họ đưa ra các
tuyên bố, thư ngỏ, lập bản kiến nghị, kêu gọi ký tên ủng hộ các quan điểm sai
trái. Lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền tác động trên lĩnh vực dân tộc,
tôn giáo, kích động đồng bào ở vùng sâu, vùng xa gây mất ổn định chính trị, tạo
cớ can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của ta, gây sức ép buộc Việt Nam phải
chấp nhận các yêu sách về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Mỹ và phương Tây.
Có
thể nói, hành động chống phá của chúng ít nhiều gây ra sự phân tâm, hoài nghi
trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, một số
tôn giáo vì thiếu hiểu biết, thiếu thông tin đã suy giảm niềm tin đối với sự
lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta.
Do
vậy, trước âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị,
mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác và có
biện pháp đấu tranh hiệu quả, coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI, XII). Tăng cường công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, tiếp
tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng, đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng. Đồng thời kiên quyết đấu tranh vạch trần các
quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, các thông tin thêu dệt, bịa đặt, bóp
méo sự thật trên không gian mạng.
Cần
phải khẳng định lập trường nhất quán, trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta
về phát huy quyền dân chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực. Tích cực đẩy mạnh xóa
đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Có chính
sách đầu tư, hỗ trợ các vùng dân tộc, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, nắm và
vận động nhân dân đề cao trách nhiệm công dân, giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy
sinh, xây dựng sự đồng thuận trong xã hội, luôn giữ vững định chính trị, không
để xảy ra mất ổn định./.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị, mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Trả lờiXóa