DucThang.com
1. Nhận diện các thế lực thù địch trong việc
tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
Thứ nhất,
là các lực lượng thù địch bao gồm cả những người nghiên cứu lý luận, thực tiễn
ở các nước trong cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư
bản. Ngay ở các nước Tư bản phát triển thì những nhà hoạt động chính trị thuộc
giới cầm quyền có tư tưởng tư bản theo kiểu truyền thống và các nhà hoạt động
chính trị thuộc giới cầm quyền có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đấu tranh lẫn
nhau. Cuộc đấu tranh này không chỉ diễn ra ở dất nước chúng ta mà còn trên phạm
vi thế giới.
Thứ hai,
là lực lượng cực đoan người Việt ở nước ngoài luôn lôi kéo, kết hợp với số
chống đối, bất mãn ở trong nước lập ra các tổ chức như Việt Tân, Việt Nam phục
quốc, Triều đại Việt…
Thứ ba, là
một số cán bộ, đảng viên (có những đảng viên đã từng giữ chức vụ trung, cao cấp
trong bộ máy, hệ thống chính trị của nước ta) suy thoái về tư tưởng chính trị,
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Lực lượng này len lỏi, phức tạp, không khó để
nhận ra nhưng lại rất khó để đấu tranh. Đây là những người phản bội lại quá
khứ, phản bội lại lý tưởng, và nguyên nhân của sự phản bội đó đôi khi lại bắt
nguồn từ sự bất mãn, không đồng ý một số vấn đề cụ thể trong chính sách, ứng xử
của những cơ quan, đơn vị nơi người đó công tác.
2. Một số nội dung
và phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch.
- Về nội dung chống phá:
- Về nội dung chống phá:
Một là,
phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin
Hai là,
phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh
Ba là,
chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực
Bốn là, phủ
nhận những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử chúng ta đã đạt được dưới sự
lãnh đạo của Đảng
- Về phương thức chống phá:
Chúng
sử dụng truyền thông đại chúng, đặc biệt là xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản
xuất băng, đĩa hình chuyển về trong nước; tài trợ cho một số cơ quan báo chí
nước ngoài chuyên chống phá Việt Nam (như VOA tiếng việt, RFA, RFI, BBC việt
ngữ) để nói xấu Việt Nam
Chúng
đặc biệt sử dụng internet và truyền thông xã hội để chống phá; lợi dụng các sai
sót trong quản lý để kích động biểu tình trái phép và xuyên tạc.
Chúng tổ chức các hội thảo để xem xét lại các vấn đề liên quan đến lịch sử, tuy âm thầm và lâu dài nhưng tác hại thực sự rất ghê gớm.
Chúng tổ chức các hội thảo để xem xét lại các vấn đề liên quan đến lịch sử, tuy âm thầm và lâu dài nhưng tác hại thực sự rất ghê gớm.
Chúng
tấn công vào nội bộ, phủ nhận các thành tựu đã đạt được của cơ quan, đơn vị,
kích động để tấn công vào quá khứ.
Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.
Trả lờiXóa