Những cuộc tuần hành, biểu
tình và bạo loạn của người da màu tại Mỹ những ngày qua đã phơi bày sự thật về
nạn phân biệt chủng tộc ở nước này, đồng thời còn là tấm gương phản chiếu tình
hình tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
Chế độ A-pat-thai dưới chân tượng Nữ thần tự do.
Mỹ là quốc gia đa sắc tộc (hợp chủng quốc), nhìn lại lịch sử
mấy trăm năm của nước Mỹ chúng ta thấy chưa bao giờ có được sự bình đẳng giữa
người da trắng và các chủng tộc khác. Nội chiến Mỹ cũng xuất phát từ vấn đề nô
lệ da màu của giới chủ, miền Nam chủ trương duy trì chế độ nô lệ da đen từ châu
Phi tại các đồn điền, trong khi miền Bắc tuy tuyên bố bỏ chế độ nô lệ nhưng
thực chất là tiếp tục bóc lột người da màu trong các công trường, xí nghiệp,
hầm mỏ. Cho dù phe miền Bắc chiến thắng nhưng rốt cuộc, những nô lệ da màu cuộc
đời họ vẫn không thay đổi, một công nhân người da đen lao động cùng thời gian
và năng suất với một công nhân da trắng thì họ vẫn bị trả lương thấp hơn người
kia, chưa kể là cúp lương, chịu phạt, sỉ nhục. Người da trắng gốc Âu có quyền
sở hữu ruộng đất, tham gia các hoạt động chính trị ngược lại người da màu đặc
biệt là người da đen thì ngược lại.
Trong thập niên cuối của thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, ở Mỹ
các bộ luật kỳ thị và các cuộc bạo hành chủng tộc nhắm vào người Mỹ gốc Phi
được chính phủ liên bang và chính quyền người da trắng tại nhiều bang công bố.
Nước Mỹ có đến bốn đạo luật kỳ thị hoặc cho phép kỳ thị chống lại người Mỹ gốc
Phi cho phép chính quyền địa phương áp chế hoặc tước bỏ quyền bầu cử của người
da đen tại các tiểu bang, khước từ các quyền của người da đen, công nhận việc
phân biệt đối xử với người da đen tại các cơ sở giáo dục công lập, bệnh viện,
giao thông và tuyển dụng việc làm, bao che các hành vi bạo lực cá nhân hay tập
thể nhắm vào người da đen. Luật Jim Crow công khai xác nhận sự phân biệt chủng
tộc ở các trường công, cấm hoặc hạn chế người da đen vào nhiều khu vực công
cộng; hạn chế quyền bầu cử bằng việc đánh các loại thuế thân và thực hiện các
cuộc kiểm tra tình trạng biết đọc biết viết một cách tùy tiện. Cho tới đầu thập
niên 1960, người da đen ở Mỹ vẫn tiếp tục phải chịu đựng các luật lệ này.
Trong xã hội Mỹ vẫn công khai tồn tại tư tưởng phân biệt
chủng tộc, với quan niệm người da trắng là sắc tộc thượng đẳng trong xã hội.
Thậm chí còn có rất nhiều tổ chức phân biệt chủng tộc được lập ra, thường xuyên
tấn công, công khai miệt thị, làm nhục người da màu như tổ chức KKK, đòi duy
trì “sự ưu việt” của chủng tộc châu Âu.
Dường như pháp luật Mỹ ngầm ủng hộ cho tư tưởng phân biệt
chủng tộc khi mà hàng nghìn vụ việc liên quan đến màu da thì công lý luôn thuộc
về người da trắng. Năm 1955, cậu bé da đen Emmett Till Louis từ Chicago đến
Misisipi thăm chú ruột- nơi mà người da màu được xem là công dân hạng hai, chỉ
vì thói quen huýt sáo vô tư với một người phụ nữ da trắng mà phải trả giá bằng
mạng sống của mình, Emmett bị bắt đi, đánh đập, móc mắt, siết cổ bằng dây thép
gai và vứt xác xuống sông; sự kiện đã gây ra sự phẫn nộ lớn trên toàn nước Mỹ
cũng như thế giới khi đó, đám tang của cậu bé da đen 14 tuổi có đến hơn 01 vạn
người đến dự thế nhưng hung thủ là 2 kẻ da trắng vẫn được tòa án tuyên bố
“trắng án”. Năm 1992, 4 cảnh sát da trắng Los Angeles đánh đập dã man lái xe da
màu Rodney King nhưng tòa phán quyết tha bổng đã tạo ra một làn sóng phẫn nộ trong
xã hội, cuộc bạo loạn nổ ra làm 53 người thiệt mạng.
Tại Mỹ, cảnh sát được xem là công cụ phân biệt chủng tộc.
Ferguson - một thành phố nhỏ với hơn 21 nghìn dân nhưng người da màu chiếm đến
86% số biên bản xử phạt của cảnh sát địa phương, cho dù những người da trắng có
vi phạm thì cảnh sát cũng cho qua.Trong số 6 thành viên của hội đồng thành phố,
có tới 5 người da trắng, trong số 53 cảnh sát của thành phố thì chỉ có 3 người
da màu. Người dân Mỹ da màu nghẹt thở, với họ nhường như xã hội, thể chế chính trị
này chỉ là của riêng người da trắng mà thôi.14/8/2014, Michael Brown, 18 tuổi,
người Mỹ gốc Phi không có vũ khí bị bắn chết ở Ferguson, bang Missouri; tháng
6/2015, 9 người Mỹ gốc Phi ở nhà thờ Emanuel African Methodist Episcopal ở
Charleston, bang South Carolina bị Dylann Roof, kẻ cực đoan da trắng sát hại.
7/7/2016, Alton Sterling, một người da đen bị cảnh sát da trắng đè xuống đất,
sau đó bắn nhiều phát ở cự ly gần tại Baton Rouge, Los Angeles. Philando
Castile, một người da đen bị một sĩ quan cảnh sát gốc Mỹ Latinh lôi ra khỏi xe
bắn chết ở ngoại ô thành phố St.Paul, bang Minnesota,... nhưng “công lý” ở Mỹ
cũng chỉ là một diễn viên hài mua vui.
Và nay, cái chết của người đàn ông da
màu George Floyd bị viên cảnh sát Derek Chauvin ở Minneapolis lấy đầu gối ghì
vào cổ gần 9 phút cho đến khi tắt thởngày 25/5/2020 như một giọt nước tràn ly,
“tức nước vỡ bờ” của người da màu trước tình trạng bất công, phân biệt chủng
tộc suốt bao thế hệ, kìm nén.Nó có thể gọi là hành vi tự phát nếu chỉ đối với
một hay một vài cá nhân nhưng ở đây là sự phản kháng của cả một cộng đồng xã
hội, 140 thành phố của 53 bang trong đó có cả người da trắng tham gia thì đó
chính là minh chứng cho một xã hội bất công, một “quả bom” đã nóng từ rất lâu.
Một chế độ A -pát- thai tại Mỹ vẫn tồn tại nhưng ngược đời là nó luôn cho mình
cái quyền phán xét quốc gia, dân tộc khác về tự do, dân chủ, nhân quyền.
Tấm gương phản chiếu tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền tại
Việt Nam.
Suy cho cùng nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ cũng chính là
biểu hiện của mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, khi mà chế độ nhà nước
thiên vị, không đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các giai tầng trong xã
hội. Xã hội Việt Nam cấu thành từ 54 dân tộc khác nhau thế nhưng lịch sử từ
trước đến nay hoàn toàn không có xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc với nhau,
ngược lại luôn luôn đoàn kết, thống nhất trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc
lập dân tộc và xây dựng đất nước. Từ các triều đại phong kiến cho đến chế độ
XHCN hiện nay, các dân tộc thiểu số luôn luôn được coi trọng, được đối xử công
bằng, được Đảng và Nhà nước chăm lo, phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa dân tộc; đảm bảo các quyền công dân, tham gia công tác
chính quyền các cấp; được tiếp cận khoa học, kỹ thuật; khuyến khích phát triển
các mặt của cộng đồng.
Tuy vậy, với âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam của các thế
lực thù địch với thủ đoạn kích động phân biệt giữa các dân tộc, kích thích tư
tưởng lợi ích dân tộc ích kỷ, hẹp hòi để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tạo
ra những bất ổn trong xã hội Việt Nam như cái gọi là nhà nước Đề Ga, đòi quyền
tự trị của dân tộc Chăm, dân tộc Khơ me, đòi thành lập cái gọi là Vương quốc
Mông,...
Ở Việt Nam không hề có bất kì một cuộc chiến tranh dân tộc
nào, giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số, giữa các cộng đồng dân tộc thiểu
số với nhau; không một công dân nào có tư tưởng, thái độ miệt thị hay hằn học
với người khác dân tộc. So với nạn phân biệt chủng tộc - căn bệnh trầm kha của
xã hội Mỹ thì những gì đã và đang diễn ra tại Việt Nam đều được phản chiếu
ngược lại hoàn toàn. Do đó, đã đến lúc phía Mỹ và các tổ chức phi chính phủ, tổ
chức chống Cộng cần phải tự “soi gương” lại mặt mình trước khi đưa ra những cái
“bản đánh gia”, “nhận xét”, xếp loại”,... tình trạng tự do, dân chủ, nhân quyền
tại Việt Nam./.
Kim Hùng
Phải thừa nhận là ở Mỹ nạn phân biệt chủng tộc rất phổ biến; vậy nhưng đám dân chủ cuội luôn kêu gào lên là Mỹ rất dân chủ
Trả lờiXóa