Đại hội Đảng bộ các
cấp nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ được tổ chức hoàn tất trong năm 2020 để tiến tới Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII dự kiến diên ra vào quý I năm 2021. Đây là
sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại của đất nước, là đợt sinh hoạt chính trị
sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Bên cạnh đó, các thế lực thù
địch cũng tìm mọi cách ra sức tập trung chống phá cách mạng nước ta mà mũi nhọn
luôn luôn nhắm vào vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng
thường xuyên tạc và lớn tiếng rêu rao chế độ một
Đảng cầm quyền lãnh đạo đang thủ tiêu dân chủ, nhân quyền? Đặc biệt, mới
đây nhất vào ngày 10.6 thật nực cười khi “ạ” Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh với bút danh Mẹ Nấm người đã chối bỏ đất nước đã sản sinh và nuôi lớn
mình để qua Mỹ, với cái gọi là đại diện cho những người bị mất quyền con người ở
Việt Nam, “ạ” đã tham luận trực tuyến “Những tiếng nói Tự do” kêu
gọi quốc tế tiếp tục lên tiếng ủng hộ cho “những nhà đấu tranh” ‘đồng đội của ạ”
ở trong nước đang bị giam cầm, áp bức, trong khi đó “ạ” thừa biết rằng ở nước Mỹ
nơi mà “ạ” gọi là đất nước của dân chủ của nhân quyền thì tình hình đang diễn
biến hết sức phức tạp, biểu tình hỗn loạn chính trị đang ngày một leo thang sau
vụ một anh thanh niên da đen đã bị cảnh sát chèn đầu gối vào cổ cho đến chết chỉ
vì một lỗi vi phạm hành chính thông thường, khiến những ngày này, cả nước Mỹ
đang vang lên lời kêu gọi phẫn nộ lẫn thống thiết “Tôi không thể thở” – “I
can't breathe”. Rõ ràng mục đích cuối cùng của Mẹ Nấm là nhằm hướng đến xuyên tạc chế
độ chính sách của Đảng, phủ nhận và xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
đất nước và nhân dân ta.
Qua vụ việc này chúng ta hãy thử cùng
tác giả nhìn nhận một cách khách quan về vấn đề dân chủ gắn với từng chế độ
chính trị, để xem chế độ nào thực sự dân chủ, chế độ nào chỉ mang danh dân chủ
nhưng hoàn toàn “mị dân” và để xem “ạ” Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh
này lấy cơ sở nào để xuyên tạc chế độ dân chủ ở đất nước mà tổ tiên của “ạ” đã
đổ bao xương máu mới có thể giành được nền độc lập.
Với tư cách là hình thức chế độ chính
trị của đất nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước. Trong
thiết chế dân chủ, quyền của công dân, tính tối cao của pháp luật được thừa
nhận; những cơ quan quyền lực nhà nước đều do bầu cử mà ra. Dân chủ được thực
hiện thông qua hai hình thức cơ bản: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Mặt
khác, dân chủ gắn liền với hình thức tổ chức nhà nước, nên không bao giờ có một
thứ dân chủ “thuần tuý” chung chung, mà dân chủ bao giờ cũng mang bản chất giai
cấp sâu sắc. Nền dân chủ vô sản gắn chặt với cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội
của giai cấp vô sản, cho nên, nó chỉ có thể thực hiện được bằng con đường thiết
lập quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản đối với toàn thể xã hội thông qua đội
tiên phong của nó là Đảng Cộng sản. Chỉ giai cấp vô sản và Đảng tiên phong của
mình với mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng lao động, giải phóng xã hội
và giải phóng con người mới có khả năng thiết lập được một nền chuyên chính vừa
bảo đảm dân chủ cũng như các lợi ích căn bản khác của đông đảo quần chúng lao
động, vừa triệt tiêu mọi khả năng phục hồi chế độ bóc lột và nô dịch. Như vậy,
có thể khẳng định rằng đảng cộng sản Việt Nam vươn lên khẳng định vị trí đảng
cầm quyền duy nhất sau khi đã giành được chính quyền cũng là một quy luật gắn
chặt với tiến trình đấu tranh vì nền dân chủ.
Mặt khác, chế độ đa đảng ở phương Tây,
xét trong thực chất, cũng là dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị, vì tất cả
các đảng cánh hữu đều nhằm phục vụ chế độ tư bản. Qua tổng tuyển cử, đảng có đa
số phiếu thì lập chính phủ điều hành công việc, các đảng khác là đối lập, mà
chính các học giả tư sản gọi là đối lập trung thành, nghĩa là không thách thức
các thể chế chủ yếu của chế độ tư bản, chỉ phê phán và phản đối một số chính
sách cụ thể của chính phủ. Mỗi khi phái đối lập giành thắng lợi trong tuyển cử
và lên cầm quyền, thì họ vừa khuyếch trương lợi thế chính trị của thế lực tư
bản mà mình là đại diện, đồng thời, cố gắng duy trì và củng cố chế độ tư bản
chủ nghĩa. Như vậy, dân chủ hay không dân chủ không phụ thuộc vào số lượng các
đảng chính trị, vào việc có áp dụng hay không áp dụng chế độ đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập. Có hay không có dân chủ, dân chủ được thực hiện ở trình
độ cao hay thấp, tất cả phụ thuộc vào bản chất của đảng cầm quyền, chứ không
phụ thuộc vào số lượng nhiều hay ít các đảng phái chính trị.
Những
luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và bọn phản động như Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh - Mẹ Nấm cần phải bị lật tẩy và đập tan. Ở Việt Nam, thực hiện dân chủ xã hội
chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là bản chất, quy luật hình
thành, phát triển và tự hoàn thiện của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa do
Đảng Cộng sản lãnh đạo. Từ khi ra đời đến nay, Đảng là nhân tố bảo đảm mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đó không phải lấy ý chí chủ quan về chính trị
mà là một tất yếu khách quan của lịch sử, mọi mưu toan hạ thấp vai trò của Đảng
Cộng sản là trái với yêu cầu khách quan của quá trình phát triển đất nước và
nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam không
cần thiết chế độ đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị. Thực tiễn lịch sử cho
thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt qua những thử thách của lịch sử, gắn bó máu
thịt với nhân dân, luôn luôn biết tự đổi mới, chứ không phải một lực lượng nào
khác có thể đề ra đường lối đáp ứng yêu cầu lịch sử, nguyện vọng và lợi ích của
nhân dân, phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển trong xã hội ngày
nay. Một đảng như thế đủ sức đảm đương vai trò là lãnh tụ chính trị của xã hội,
của dân chủ mà không cần có một lực lượng đối lập nào. Do vậy, các thế lực thù
địch và bọn phản động trong và ngoài nước hãy bỏ ngay những luận điệu xuyên tạc
nền dân chủ ở Việt Nam cũng như phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
trong thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Hoàng Phi Hùng
Những người như Mẹ Nấm thì không đáng sống nữa
Trả lờiXóa