Thanh Vũ
Đoàn kết
dân tộc là quy luật muôn đời để dựng nước và giữ nước, là nguồn sức mạnh tạo
nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là đường lối chiến lược của Đảng và
Nhà nước ta. Một trong những trọng điểm mà các thế lực thù địch, phản động tập
trung mũi nhọn chống phá sự nghiệp đổi mới là chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi. Cần phải bóc trần những âm
mưu, thủ đoạn này để từng cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao cảnh giác và đấu
tranh kiên quyết.
Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”. Câu nói mộc
mạc và súc tích ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tổng kết và khái quát ở tầm
cao của trí tuệ, nêu lên một quy luật và khẳng định truyền thống văn hóa hàng
ngàn năm lịch sử trường tồn của dân tộc Việt Nam. Nhờ có đoàn kết đồng lòng mà
54 tộc người cùng chung sống trên mảnh đất không rộng lắm, người không đông lắm,
trình độ phát triển về kinh tế còn khó khăn, nhưng đã vượt qua bao gian lao, thử
thách, chống chọi được với thiên tai, địch họa, bảo vệ giang sơn, bờ cõi, thống
nhất non sông, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Dân
tộc nào cũng có truyền thống đoàn kết để sinh tồn và phát triển, song truyền thống
đoàn kết của dân tộc ta có những nét đặc thù. Đó là cuộc sống xen kẽ giao hòa của
dân cư một đất nước đa tộc người, đa tôn giáo, luôn phải biết chia sẻ giá trị,
tôn trọng lẫn nhau những khác biệt. Đó là những cuộc vật lộn liên miên để chống
chọi với thiên tai vô cùng khắc nghiệt và chiến đấu oanh liệt chống đủ loại chiến
tranh xâm lược hòng thôn tính lãnh thổ và nô dịch dân tộc ta. Đó còn là quá
trình tự ý thức về giá trị văn hóa thuộc về bản sắc dân tộc Việt Nam, một dân tộc
ngay từ khi hình thành đã mang tính cố kết cộng đồng cao.
Những
năm qua, sự xuyên tạc đường lối đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước còn nhằm
vào chia rẽ và phá hoại quan hệ gắn bó máu thịt giữa 54 dân tộc anh em,
chia rẽ dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu số, giữa các dân tộc thiểu số với
nhau, phủ nhận chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Tuy thực tế còn nhiều
khó khăn, thách thức, nhưng những thay đổi lớn lao trong đời sống của đồng bào
dân tộc thiểu số trên khắp các vùng, miền của đất nước đã chứng minh tính đúng
đắn của các chính sách thể hiện sự “bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát
triển” đối với các dân tộc thiểu số. Quan điểm đó của Đảng và Nhà nước ta là
nguyên tắc cơ bản của các chủ trương, chính sách đoàn kết các dân tộc thiểu số,
xuất phát từ bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, từ tư
tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ truyền thống đoàn kết của dân tộc
Việt Nam.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh, trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam ngày
19-4-1946, đã viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê
Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là
anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp
nhau... Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta... Giang sơn và Chính
phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng
ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta”(5). Tư tưởng đó là
linh hồn của các chính sách dân tộc của Nhà nước ta. Các chính sách phát triển
kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,... ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã từng
bước thể hiện tinh thần đó và đã mang lại sự thay đổi rõ rệt.
Ya
Đuk, người dân tộc Cơ Ho, tỉnh Lâm Đồng, nguyên là thủ lĩnh của lực lượng FULRO
trước đây, sau nhiều năm sống trong rừng sâu chống lại chính quyền nhưng do nhận
thức rõ chính sách đúng đắn của Nhà nước ta, đã quay về với nhân dân, tích cực
tham gia xây dựng quê hương, tham gia Mặt trận Tổ quốc, rồi trưởng thành, là
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng, đại biểu Quốc hội. Nhân dịp
nghiên cứu, học tập các nghị quyết của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành khóa
IX(6), Ya Đuk viết: “Xin cảm ơn Đảng Cộng sản Việt Nam, cảm ơn Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đem lại cho bà con dân tộc thiểu số
quyền được làm một công dân của một đất nước độc lập, dân chủ, có cuộc sống
ngày một ấm no, hạnh phúc và tiến bộ. Những thay đổi to lớn đó là ước mơ của đồng
bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên từ bao đời nay”; “Đến nay, vẫn còn một số
ít bà con dân tộc thiểu số Tây Nguyên bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, chia rẽ,
xúi giục, mua chuộc, đã tụ tập đông người có hành động gây rối. Đây chính là
hành động mang màu sắc chính trị xấu xa, gây mất an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên tạc chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước”(7).
Những
chia sẻ đó là tiếng nói của người trong cuộc, của những nhân chứng sống về
chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, bác bỏ đanh thép
mọi sự vu cáo xấu xa về chính sách dân tộc đúng đắn được đồng bào dân tộc thiểu
số hoan nghênh và tích cực ủng hộ bằng hành động cụ thể, thiết thực.
Trong
hoạt động chống phá đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước
ta, các thế lực thù địch còn ráo riết chống phá chính sách tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, chia rẽ khối đoàn kết giữa người theo tôn giáo và
người không theo tôn giáo, giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, nhằm làm suy yếu
khối đại đoàn kết toàn dân tộc của nhân dân ta. Lợi dụng tính phức tạp của vấn
đề tôn giáo và thổi phồng một số sai lầm, khuyết điểm trong nhận thức và việc
làm của một số cán bộ, các thế lực thù địch không ngừng vu cáo Đảng và Nhà nước
ta kỳ thị người theo đạo, bóp nghẹt tự do tín ngưỡng, tôn giáo, vi phạm nhân
quyền... Thực tế tự do tôn giáo ở nước ta đã hoàn toàn bác bỏ những luận điệu
sai trái đó. Chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chính sách nhất quán của
Đảng và Nhà nước ta.
Ngay
từ khi mới ra đời nước Việt Nam mới, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố long trọng chính
sách của Chính phủ là tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết. Chính sách đó đi
vào cuộc sống đã tập hợp đồng bào có đạo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
đồng hành cùng dân tộc, sống tốt đời đẹp đạo, đóng góp to lớn vào thắng lợi
chung của công cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và anh dũng của nhân dân ta.
Trong
xã hội ta, mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự
hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa
nhận hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn
giáo, được mở cơ sở đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, xuất bản các
ấn phẩm về tôn giáo, được xây dựng, sửa chữa, giữ gìn cơ sở thờ tự theo quy định
của pháp luật. Những công trình thờ tự cũ được tôn tạo khang trang, những công
trình lớn mang tầm cỡ khu vực được đầu tư xây mới, nhiều hội nghị, hội thảo quốc
tế về tôn giáo đã được tổ chức thành công tại Việt Nam.
Hiến
pháp và pháp luật bảo hộ các tôn giáo, các tôn giáo hoạt động theo Hiến pháp và
pháp luật là nhằm giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tạo môi
trường ổn định cho hoạt động tôn giáo diễn ra lành mạnh. Cần khẳng định rằng,
không một quốc gia nào trên thế giới không có yêu cầu về giữ vững môi trường ổn
định để bảo đảm cuộc sống yên lành của nhân dân, trong đó có những người theo
tôn giáo. Ngay từ thời trung cổ, các nhà nước vùng Trung Cận Đông và châu Âu
cũng đã ra những đạo luật buộc những người theo tôn giáo phải chấp hành nghiêm
chỉnh. Do vậy, nghiêm trị những kẻ gây rối, dù họ là người theo tôn giáo, tuy
là một việc không muốn có, cũng là yêu cầu bắt buộc của việc quản lý đất nước.
Không thể coi việc xử lý những cá nhân tín đồ có những hành động vi phạm pháp
luật, xâm phạm trật tự xã hội, cuộc sống yên lành của nhân dân, là “đàn áp tôn
giáo”, “vi phạm nhân quyền”. Thử hỏi, nếu cứ để cho những phần tử xấu, mượn cớ
đòi tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hành động quá khích, gây rối
làm tổn hại đến cuộc sống của cộng đồng dân cư, trong đó có cả những người theo
đạo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thì sẽ dẫn đến hậu quả như thế
nào? Khi đó, chẳng những lợi ích dân tộc bị đe dọa, mà lợi ích thiết thân của
những người theo đạo - một bộ phận gắn bó của dân tộc, cũng sẽ không được bảo đảm.
Trong
các cuộc làm việc, trao đổi với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, nhiều
vị chức sắc tôn giáo đã bày tỏ sự trân trọng, tin tưởng, đồng thuận với chính
sách tôn giáo của Việt Nam. Chẳng hạn như, mục sư đạo Tin Lành Vũ Hùng Cường
bày tỏ: Nhờ có chính sách tôn giáo đúng đắn của Nhà nước, phù hợp với nguyện vọng
của nhân dân, mọi người được tự do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng và bình đẳng
trước pháp luật. Tôi thấy chính sách ấy vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính quốc
tế của mỗi một xã hội tươi đẹp văn minh. Nguyễn Cao Kỳ cũng phát biểu: “Tôi về
kỳ này được yên ổn tham quan, vui chơi, không gặp một trường hợp trắc trở nào.
Mọi người đều được yên ổn làm ăn, sinh sống, kể cả những người có đạo mà tôi được
gặp ở các chùa, nhà thờ cũng được yên vui hành đạo”(9).
Linh
mục Phê-rô Nguyễn Công Danh, Phó Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam
sinh thời luôn khẳng định: Các tôn giáo tại Việt Nam nói chung - nói riêng là
Công giáo - đều dành cho chủ nghĩa xã hội những tình cảm trân trọng, tin cậy và
sẵn sàng cộng tác với Nhà nước trong những chương trình xã hội, ích quốc, lợi
dân theo đúng phương châm mà Giáo hội Công giáo đề ra: “Sống phúc âm giữa lòng
dân tộc”, để phục vụ hạnh phúc cho đồng bào.
Các
thế lực thù địch không thể chia rẽ được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong
đó có đồng bào theo đạo. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau cũng như
tôn chỉ, mục đích hành đạo của từng tôn giáo, như “Đạo pháp - dân tộc và chủ
nghĩa xã hội” của Phật giáo, “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo, “Sống
phúc âm phụng sự Thiên Chúa, phụng sự Tổ quốc và dân tộc” của đạo Tin Lành, “Nước
vinh, đạo sáng” của đạo Cao Đài, “Chấn hưng nền đạo gắn bó với dân tộc, phù hợp
với chính sách và pháp luật của Nhà nước góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” của Phật giáo Hòa Hảo,... là xu hướng chủ lưu hành đạo của truyền thống
tôn giáo yêu nước trong cộng đồng các tôn giáo của nước ta.
Trong
cuộc đấu tranh chống lại những luận điệu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
còn phải phê phán những luận điệu sai trái xuyên tạc đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với kiều bào đang định cư, sinh sống,
làm việc ở nước ngoài. Đảng và Nhà nước ta luôn coi đồng bào định cư ở nước
ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt
Nam, luôn nhất quán chủ trương chăm lo cung cấp thông tin về tình hình đất nước,
bảo hộ quyền lợi chính đáng của đồng bào, nâng cao lòng yêu nước và trách nhiệm
công dân, ý thức cộng đồng, tinh thần tự tôn và tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc
văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhà nước ta đã không ngừng
đổi mới chính sách, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn để những người con xa
xứ về thăm quê hương và đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước. Nhờ
chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc đúng đắn mà kiều bào ta ngày càng xóa bỏ mặc
cảm, gắn bó với quê hương. Đại bộ phận kiều bào đều hướng về Tổ quốc, nhiều người
đã về thăm và tham gia đầu tư xây dựng đất nước. Số đồng bào về thăm quê hương
ngày càng tăng, kể cả những người đã giữ những chức vụ cao trong bộ máy của
chính quyền Sài Gòn trước năm 1975. Thực tế đó bác bỏ luận điệu cho rằng, Nhà
nước ta phân biệt đối xử với kiều bào.
Trong
những thành tựu của đất nước hơn 35 năm đổi mới có sự đóng góp không nhỏ của kiều
bào, thông qua hoạt động sôi động của kiều hối với hàng chục tỷ USD hằng năm,
các dự án đầu tư vào nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế, xã hội,
văn hóa, khoa học - công nghệ... của các nhà doanh nghiệp, trí thức kiều bào với
nhiều tài năng trên nhiều lĩnh vực. Tổ quốc và quê hương với truyền thống lấy đại
nghĩa dân tộc làm trọng luôn dang rộng vòng tay đón chào những người con xa quê
trở về. Tuy còn bộ phận nhỏ cố chấp, có biểu hiện chống lại xu thế hòa giải,
hòa hợp dân tộc nhưng với đường lối đại đoàn kết dân tộc đúng đắn, có thể tin
tưởng rằng, trong tương lai không xa những rạn nứt và ngăn cách đó sẽ được khỏa
lấp./.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa