1. Vài nét cơ bản về vấn đề dân tộc
Việt
Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Trong 54 dân tộc, có tới
53 dân tộc thiểu số, với tổng dân số gần 11 triệu người chiếm khoảng 13% dân số
cả nước. Các dân tộc sống đoàn kết, thân ái, tương trợ với nhau, tạo nên sức
mạnh đại đoàn kết và bản sắc đa dạng và phong phú về văn hoá của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam.
Các
dân tộc ở Việt Nam được chia thành 08 nhóm ngôn ngữ, là:
-
Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Kinh, Chút, Mường, Thổ.
-
Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chạy, Tày, Thái.
-
Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ
Ho, Cờ Tu, Giẻ Triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ Mú, Mạ, Mảng, M’nông, Ơ Đu, Rơ
Măm, Tà Ôi, Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng.
-
Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pa Thẻn.
-
Nhóm Kadai có 4 dân tộc là: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo.
-
Nhóm Nam Đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai, Ra Glai.
-
Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán Dìu.
-
Nhóm Tạng có 6 dân tộc: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La.
Các
dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
không đều nhau. Các dân tộc thiểu số ở vùng đồng bằng Nam bộ với địa hình đất
đai khá màu mỡ, khí hậu, thời tiết ổn định, canh tác thuận lợi, đời sống kinh
tế xã hội phát triển, ổn định hơn các vùng khác. Vùng Tây Bắc, Đông Bắc, miền
Trung, với địa hình chia cắt, phức tạp, đất đai khô cằn, nhiều đồi dốc, núi đá,
khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, canh tác rất khó khăn) đời
sống các dân tộc thiểu số khó khăn hơn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn, kinh tế chậm
phát triển hơn. Về cơ bản, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn khó
khăn, trình độ dân trí thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung, nhiều hủ tục, tập
quán lạc hậu vẫn còn tồn tại.
Các
dân tộc thiểu số có những sinh hoạt, di sản văn hoá đa dạng, bản sắc riêng,
trong đó có những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể rất độc đáo, mang tầm
quốc gia, quốc tế. Đa số các dân tộc thiểu số đều có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ
viết) riêng.
Về mặt tín ngưỡng:
Các dân tộc thiểu số phần lớn có tín ngưỡng đa thần, thờ cúng tổ tiên và thần
linh. Trong lịch sử, các tôn giáo không tồn tại và phát triển tại vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số, ngoại trừ đạo Phật trong cộng đồng người Khmer, Hoa; đạo
Hồi, Bà La Môn trong người Chăm. Từ khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và
đặt ách đô hộ, đạo Công giáo được chính quyền thực dân bảo hộ và khuyến khích
đã phát triển lên các vùng dân tộc thiểu số, ở các địa bàn trọng điểm, trung
tâm của vùng nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho bọn quan lại thực dân, đồng
thời phát triển tín đồ trong đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa, điển hình
như ở: Kon Tum, Đà Lạt, Trạm Tấu (Yên Bái), Sa Pa,... Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, hoạt động tuyên truyền, phát
triển đạo trái phép (Chủ yếu là đạo Tin lành) trong vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số với sự hậu thuẫn của các thế lực phản động và thù địch từ bên ngoài đã
làm thay đổi mạnh mẽ đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc
thiểu số. Hiện nay đạo Tin Lành và một số tà đạo khác như: “Tin lành Đê ga”,
“Đạo Vàng Chứ”, “Đạo Dương Văn Mình”, “Đạo Hà Mòn”... đã có mặt ở hầu hết các
địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó tập trung ở Tây Nguyên,
Tây Bắc. Sự xuất hiện và phát triển của tôn giáo trong đồng bào các dân tộc
thiểu số đã gây ra những vân đề phức tạp về an ninh chính trị và TTATXH trên
địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Các
dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời, cấu thành cộng đồng dân tộc
Việt Nam. Đại bộ phận các dân tộc thiểu số đều có nguồn gốc từ các cộng đồng
bản địa, gắn bó với Tổ quốc Việt Nam, một số ít dân tộc thiểu số có nguồn gốc
ngoại lai, xuất hiện ở Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau, như dân tộc Mông,
Hoa, Ngái, Sán Rìu (có nguồn gốc từ Trung Quốc) và có lịch sử tồn tại, phát
triển gắn liền với lãnh thổ Việt Nam và đã trở thành thành viên trong đại gia
đình các dân tộc Việt Nam. Phần lớn các dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ các bộ
lạc, cộng đồng thiểu số không có chính quyền riêng mà được đặt dưới sự cai trị
của nhà nước phong kiến Việt Nam, trừ 02 dân tộc là Chăm và Khơme, vốn thuộc
các quốc gia phong kiến độc lập, trong tiến trình lịch sử đã trở thành cộng
đồng thiểu số trong quốc gia Việt Nam.
2. Âm mưu, thủ đoạn và các hoạt động lợi dụng
vấn đề dân tộc chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch
2.1.
Chủ trương, ý đồ của các thế lực thù địch
Lợi
dụng những đặc điểm của đồng bào các dân tộc thiểu số, phần lớn cư trú tại các
địa bàn trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược về an ninh, quốc phòng, đa số đồng
bào thiểu số có đời sống khó khăn, trình độ dân trí thấp, lạc hậu song lại nhân
hậu, cả tin. Từ những đặc điểm đó, từ khi chủ nghĩa thực dân và đế quốc đặt
chân đến xâm lược nước ta, chúng đã triệt để lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu
số, sử dụng họ làm tay sai trong việc đánh phá các cơ sở cách mạng Việt Nam.
Trong
kháng chiến chống Pháp, thực dân Pháp đã sử dụng các lực lượng biệt kích Hoa -
Nùng, các đơn vị lính người Thái, Tày phục vụ cho các hoạt động tác chiến ở địa
bàn vùng núi phía Bắc. Sau khi miền Bắc được giải phóng, các cơ quan đặc biệt
nước ngoài (đặc vụ Tưởng Giới Thạch và tình báo Pháp) đã móc nối, kích động một
số đối tượng người dân tộc Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) gây ra vụ bạo loạn Đồng
Văn cuối năm 1959. Ngoài ra chúng còn đào tạo và tung về Việt Nam các toán phỉ
hoạt động phá hoại ở địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc, gây ra những phức tạp
về an ninh, trật tự, phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Ở Tây nguyên,
Mỹ và tay sai nuôi dưỡng lực lượng Fulro nhằm ngăn chặn tuyến đường Trường Sơn
đi qua địa bàn Tây Nguyên...
Từ
sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, các thế lực
thù địch vẫn tiếp tục tìm cách lợi dụng đồng bào các dân tộc thiểu số để tiến
hành các hoạt động chống phá ta mà điển hình là vụ án KC50 trong đồng bào Khmer
ở Tây Nam Bộ (1984) và hoạt động của Fulro ở Tây Nguyên kéo dài từ 1975 cho đến
1992.
Trong
chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam hiện nay, các dân tộc thiểu
số vẫn là một trong những trọng tâm bị thế lực thù địch lợi dụng nhằm chống phá
ta, âm mưu của chúng là: nhằm gây mất ổn định chính trị tại các địa bàn chiến
lược về quốc phòng, an ninh, lợi dụng vấn đề dân tộc thiểu số để tuyên truyền,
xuyên tạc, kích động thái độ chống đối trong đồng bào thiểu số; kích động tư
tưởng ly khai và hậu thuẫn cho việc hình thành các quốc gia hoặc khu vực tự trị
tại các địa bàn chiến lược của ta (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ).
2.2.
Một số thủ đoạn và hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc can thiệp vào công việc
nội bộ Việt Nam của Mỹ và phương Tây
Một là, Mỹ tiếp tục hậu
thuẫn, hỗ trợ cho việc thành lập các tổ chức phản động lưu vong, hội nhóm cực đoan
trong các dân tộc thiểu số để chống phá Việt Nam
Lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu số để chống phá Việt Nam
là một trong những thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế
lực thù địch. Để thực hiện âm mưu này, các thế lực thù địch hà hơi, tiếp sức,
hậu thuẫn cho việc thành lập các tổ chức phản động lưu vong của người thiểu số.
Mục đích là để thông qua các tổ chức này chỉ đạo và cung cấp tài chính, phương
tiện cho các hoạt động chống phá ở trong nước.
Tại
địa bàn Tây Bắc, qua công tác đấu tranh ta đã phát hiện hàng loạt tổ chức phản
động lưu vong của người Mông đã móc nối, liên lạc, chỉ đạo và cung cấp tài trợ
cho các đối tượng trong nước. Tại Mỹ, được sự hậu thuẫn của các thế lực thù
địch với Việt Nam trong chính giới và một số cơ quan đặc biệt Mỹ, các tổ chức
phản động lưu vong của người Mông đã được thành lập để tập hợp lực lượng từ
nước ngoài, tiến hành các hoạt động tuyên truyền, móc nối vào trong nước như
“Hội trí thức Mông”, “Hội người Mông thế giới”, “Hội cựu chiến binh Mông”, “Hội
văn hóa nghệ thuật Mông”... Trong đó nổi lên là “Hội cựu chiến binh Mông” tập
trung số đối tượng tay chân của Vàng Pao, chủ trương “đấu tranh bằng con đường
bạo động vũ trang”. Đối lập với nó là “Hội trí thức Mông”, do Giàng Đao cầm
đầu, có chủ trương “đấu tranh bằng con đường hòa bình”. Ngoài ra, còn một số tổ
chức phi chính phủ ở Mỹ cũng tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, kích động
tư tưởng ly khai trong người Mông, mà nổi lên là “Trung tâm phân tích chính
sách công” (CPPA) có trụ sở ở Oasinhtơn.
Tại
các khu vực giáp biên giới với Việt Nam, các thế lực thù địch cũng hậu thuẫn
cho việc hình thành các tổ chức phản động để trực tiếp chỉ đạo, tổ chức huấn
luyện, cung cấp trang bị và xâm nhập tiến hành hoạt động chống phá ta. Điển
hình là “Đảng chấp chính Lào” (sau này đổi tên thành “Đảng Cộng sản Mông”) ở
Mianma hoặc “Bộ đội Mông” ở Lào. Đây là các tổ chức trực tiếp tác động, lôi kéo
vào người Mông trong nội địa Việt Nam, vừa tuyên truyền kích động tư tưởng ly
khai, vừa tuồn tài trợ, tài liệu vào trong nước và tổ chức huấn luyện ở ngoại
biên. Trong đó, đáng chú ý là hoạt động của “Đảng Cộng sản Mông”: Tổ chức này
được thành lập vào khoảng năm 2006 ở Đông Bắc Mianma, với chủ trương thành lập
“Vương quốc Mông” ở khu vực giáp biên giới các nước Trung Quốc, Lào, Việt Nam
và Mianma. Các cơ quan chức năng của ta đã phát hiện các hoạt động tuyên
truyền, móc nối của tổ chức này vào địa bàn Tây Bắc Việt Nam.
Tại
địa bàn Tây Nguyên, các hoạt động của số đối tượng lợi dụng dân tộc thiểu số
thường xuyên nhận được chỉ đạo và tài trợ của đồng bọn đang sống lưu vong tại
Mỹ mà nổi lên là các tổ chức được thành lập ở Bắc Carolina/Mỹ, đó là “Nhà nước
Đê ga tự trị”, “Quỹ người Thượng”, “Hội người miền núi”... Trong các vụ bạo
loạn, gây rối ở địa bàn Tây Nguyên các năm 2001, 2004, 2006 và ở Mường Nhé, Điện Biên năm 2011... đều có sự chỉ đạo
của các tổ chức này. Hiện nay, các đối tượng lợi dụng đồng bào thiểu số trên
địa bàn thường xuyên liên lạc, nhận chỉ đạo của các tổ chức phản động lưu vong
thông qua điện thoại quốc tế và Intemet, các hoạt động của số đối tượng này đều
được chỉ đạo thống nhất từ bên ngoài.
Đối
với các đối tượng lợi dụng đồng bào Khmer có đôi chút khác biệt so với các đối
tượng ở địa bàn Tây Bắc và Tây Nguyên, do đặc điểm dân tộc Khmer có quan hệ
chặt chẽ với cộng đồng người Khmer ở nước ngoài mà chủ yếu là ở Cămpuchia, do
đó để chỉ đạo và hậu thuẫn cho hoạt động của số đối tượng trong nước. Bên cạnh
tổ chức phản động của người Khmer Việt Nam lưu vong là “Hiệp hội Khmer Krôm”
(có trụ sở tại Mỹ và đã mở văn phòng đại diện tại CPC, nay đã đổi tên thành
“Mặt trận Khmer Krôm thành lập Nhà nước Khmer tự trị tại Việt Nam”); “Hội nhân
quyền Khmer Krôm”, do Chăndra đứng đầu, tập hợp các đối tượng bất mãn với chế
độ ta ở Sóc Trăng, Trà Vinh chạy sang Cămpuchia sau năm 1979; “Hội các nhà sư
Khmer Krôm”... và còn có hàng loạt các tổ chức của người Khmer ở nước ngoài,
như: “Khmer Cămpuchia Krôm”, “Liên đoàn Khmer CPC Krôm” của Thạch Ngọc Thạch ở
Mỹ, “Cộng đồng Khmer CPC Krôm” của Thạch Sê
Tha ở CPC và “Liên đoàn Phật giáo Khmer CPC Krôm thế giới” của Liêu Phu ở Úc…
Hầu hết các tổ chức này đều có cơ sở hoặc chi nhánh ở Cămpuchia, từ đó tiến
hành các hoạt động móc nối vào trong nước để chỉ đạo hoạt động, chuyển tài
liệu, tài chính vào trong nước và lôi kéo người Khmer ở các tỉnh Tây Nam bộ
sang Cămpuchia để đào tạo, huấn luyện sau đó đưa về nước hoạt động.
Ngoài
các tổ chức phản động trong người Mông, người thiểu số Tây Nguyên và người
Khmer, các thế lực thù địch còn hậu thuẫn cho việc thành lập các tổ chức của
một số dân tộc thiểu số khác nhằm lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá ta, điển
hình là “Hội bảo tồn văn hóa Chăm”.
Ngoài
các hoạt động chống phá ta từ bên ngoài, các thế lực thù địch đặc biệt coi
trọng việc tiến hành các hoạt động ngay tại các địa bàn sinh sống của người
thiểu số. Để thực hiện được việc này, chúng đẩy mạnh việc phát triển lực lượng
trong người thiểu số, đồng thời xây dựng số “nòng cốt”, cầm đầu để cấu kết,
thực hiện các chủ trương, chỉ đạo từ bên ngoài tiến hành các hoạt động chống
phá trên địa bàn. Mặt khác tìm cách thành lập các tổ chức ở trong nước để thông
qua đó trực tiếp chỉ đạo và tiến hành các hoạt động. Điển hình là “Hiệp hội thông
công Tin lành các dân tộc Việt Nam”, thành lập năm 2007, do Nguyễn Công Chính
cầm đầu, nhằm thực hiện các hoạt động lợi dụng dân tộc thiểu số để chống phá ta
dưới vỏ bọc là các hoạt động tôn giáo. Ngoài tổ chức này, các hoạt động lợi
dụng dân tộc thiểu số trên các địa bàn đều được thực hiện thông qua các đối
tượng cầm đầu, cốt cán là các “thừa tác viên”. các “khung chính quyền ngầm”,
các đối tượng đội lốt người tu hành...
Hai là, lợi dụng các vấn đề lịch sử; kích động
tư tưởng dân tộc cực đoan, ly khai, tiến hành các cuộc biểu tình, bạo loạn, đòi
thành lập “Nhà nước” hoặc “khu tự trị
riêng”, thông qua đó gây mất ổn định
chính trị tại các địa bàn trọng điểm, nhằm tạo cớ can thiệp vào nội bộ ta.
Tại
địa bàn Tây Bắc, lợi dụng tập quán du canh, du cư và tâm lý sùng
bái vua chúa của đồng bào Mông, các thế lực thù địch thông qua hoạt động tôn
giáo trái phép, tuyên truyền, kích động lôi kéo đồng bào Mông di cư về khu vực
ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào
để “xưng vua, đón vua” và thành lập cái gọi là “Vương quốc Mông”. Khác với hoạt
động di cư tự do một cách tự nhiên (do tập quán du canh du cư) trước năm 1986,
hoạt động di cư tự do của người Mông từ năm 1986 trở lại đây gắn liền, hay nói
cách khác là hệ quả của hoạt động truyền đạo trái phép, hoặc do sự kích động,
lôi kéo của các đối tượng. Cũng vào thời điểm này, tư tưởng thành lập một nhà
nước Mông tự trị lại tái xuất hiện, do các thế lực phản động lợi dụng vấn đề
dân tộc thiểu số từ nước ngoài tìm cách tuyên truyền, tác động vào cộng đồng
người Mông trong nước thông qua nhiều con đường, như: các đài phát thanh tiếng
Mông (đài “Công lý Á châu - Veritas”, “Đài phát thanh viễn đông” - FEBC...),
tuồn tài liệu, băng đĩa... vào trong
nước. Khai thác những đặc điểm về lịch sử, tập quán, tín ngưỡng của người Mông,
các thế lực thù địch tuyên truyền, kích động tư tưởng ly khai, đòi thành lập
“Vương quốc” của người Mông ở vùng Tây Bắc Việt Nam giáp với Lào và Trung Quốc.
Trong thời gian từ 1986 đến nay đã ghi nhận hàng loạt cuộc di cư tự do của
người Mông từ các tỉnh bên trong nội địa ra khu vực này, góp phần làm tăng dân
số người Mông tại hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu2 (trước đây vốn rất
ít người sinh sống, dân cư thưa thớt). Các hoạt động trên đã diễn ra trong suốt
một thời gian dài, từng bước một đã tác động mạnh đến tâm tư, tình cảm của đồng
bào cũng như gây ra những hậu quả về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội mà đỉnh điểm là vụ việc xảy ra tại Mường Nhé/Điện Biên cuối tháng 4, đầu
tháng 5 năm 2011.
Hiện
nay, tình hình an ninh chính trị và TTATXH ở các tỉnh Tây Bắc về cơ bản đã ổn
định. Tuy nhiên, các đối tượng lợi dụng đồng bào dân tộc Mông vẫn tiếp tục lén
lút tuyên truyền kích động, lôi kéo đồng bào di cư về khu vực ngã ba biên giới
Việt - Trung - Lào, đồng thời tổ chức huấn luyện vũ trang, mua sắm vũ khí nhằm
thực hiện ý đồ thành lập “Vương quốc Mông”. Hoạt động của các đối tượng ở trong
nước có sự liên kết chặt chẽ với số đối tượng ở bên ngoài, mà cụ thể là số đã
trốn sang Lào, Trung Quốc, Mianma, từ đó nhận sự chỉ đạo và chi viện của các
thế lực thù địch từ bên ngoài, đồng thời cấu kết với các nhóm phản động Lào
hoạt động ở các địa bàn giáp biên giới với Việt Nam để tiến hành các hoạt động
chống phá ta. Do đó, tình hình ở địa bàn Tây Bắc vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố
có thể gây ra mất ổn định về chính trị.
Tại
Tây Nguyên,
cũng với chiêu bài tương tự, các thế lực thù địch ở nước ngoài cấu kết và chỉ
đạo cho số đối tượng lợi dụng dân tộc thiểu số trên địa bàn tuyên truyền cho
cái gọi là “Nhà nước Đê ga tự trị”, thông qua các hoạt động tôn giáo trái phép
tuyên truyền, kích động đồng bào thiểu số đấu tranh “đòi lại đất đai của tổ
tiên”, đòi thành lập “Nhà nước Đê ga của người Thượng Ở Tây Nguyên”. Song song
với các hoạt động tuyên truyền, kích động, các đối tượng này còn ráo riết phát
triển lực lượng, hình thành các “khung chính quyền” ngầm tại các thôn bản nhằm
phối hợp hoạt động, khống chế quần chúng, vô hiệu hóa chính quyền cơ sở, khi có
thời cơ kích động gây biểu tình, bạo loạn: Điển hình như các vụ bạo loạn, gây
rối năm 2001, 2004.
Tại
địa bàn các tỉnh miền Tây Nam Bộ, từ sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước
thống nhất, bọn phản động lợi dụng dân tộc Khmer đã lập ra hàng chục phe nhóm,
tổ chức nhằm lợi dụng đồng bào Khmer, tập hợp lực lượng chống phá Việt Nam. Trong đó có tổ chức phát triển mạnh,
hình thành hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở. Với mục tiêu bạo loạn cướp
chính quyền, đấu tranh đòi độc lập, giành quyền tự trị cho người Khmer. Từ năm
1976 đến 1984 chúng đã tổ chức hàng chục
vụ bạo loạn, lôi kéo hàng ngàn người Khmer tham gia, trong đó có không ít sư
sãi và cán bộ là người Khmer tham gia, mà điển hình là vụ án KC50.
Sau
khi Hiệp định Pari về CPC được ký kết (1991), lực lượng ƯNTAC do Mỹ thao túng
triển khai lực lượng ở CPC. Bọn phản động lợi dụng người Khmer từ các nước đã
quay về CPC hoạt động. Tại đây, chúng đã liên kết thành lập nhiều tổ chức phản
động nhằm chống phá Việt Nam đòi “độc lập và quyền tự trị” cho người Khmer Nam
Bộ. Trong đó không ít tổ chức, đối tượng cầm đầu là những tên đã từng tham gia
tổ chức phản động Khmer Nam Bộ trốn sang CPC. Song song với các hoạt động tập
hợp lực lượng phát triển tổ chức, chúng mở rộng các hoạt động tuyên truyền,
tuồn các tài liệu về cái gọi là “Lịch sử Khmer Krôm”, “bản đồ nhà nước Khmer
Krôm”, “quốc huy, quốc kỳ nhà nước Khmer Krôm” vào Việt Nam tuyên truyền lấy
ngày 4/6 hàng năm là “ngày mất đất Khmer Krôm”. Đồng thời đưa người về các vùng
đồng bào dân tộc Khmer để kích động, móc nối, mua chuộc, lôi kéo phát triển lực
lượng ở trong nước. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch và
các tổ chức Khmer cực đoan đang triệt để tận dụng các cơ hội để tiến hành các
hoạt động chống phá Việt Nam, với mục tiêu cao nhất là công khai hoá, quốc tế
hoá vấn đề Khmer Krôm ở Việt Nam để thành lập cho được cái gọi là “Nhà nước
Khmer độc lập”.
Trong
những năm vừa qua, các đối tượng phản động lợi dụng người Khmer đã tiến hành
hàng trăm vụ tuyên truyền kích động chống đối trong đồng bào dân tộc, nhất là
vào các thời điểm lễ, tết cổ truyền. Đặc biệt, chúng đã lợi dụng các hoạt động
khiếu kiện của đồng bào dân tộc Khmer vì mục tiêu dân sinh, kinh tế đơn thuần
thành các hoạt động mang màu sắc chính trị./.
Lính Trẻ
Cần phải có các giả pháp để nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số để hạn chế được các trường hợp bị bọn phản động lợi dụng chống phá dất nước
Trả lờiXóa