ĐỖ
NGÀ VẪN CHỨNG NÀO TẬT ẤY!
Thịnh
xanh (nguồn:nhanvanviet)
Gần đây Đỗ Ngà tiếp tục
đăng đàn với bài viết: Nguồn gốc của một xã hội có ý thức kém, trong đó Y tuôn
ra một mớ những dẫn chứng, lập luận vừa thể hiện sự ấu trĩ, non kém về nhận thức
vừa chứa đựng những mưu đồ, dụng ý thâm độc, nham hiểm hòng xuyên tạc bóp méo
tình hình giáo dục và luật pháp về giao thông ở Việt Nam.
Đỗ Ngà lợi dụng việc
chấp hành luật giao thông cũng như tình hình tai nạn giao thông để đổ lỗi cho
giáo dục và tính nghiêm minh của luật pháp và vai trò của lực lượng chấp pháp,
Y cho rằng: Một quốc gia có nền giáo dục như các quốc gia khác, nhưng ý thức của
người dân tham gia giao thông không được cải thiện, khi thành phố đông người
cũng như vắng người tai nạn giao thông vẫn xảy ra; giáo dục nhân bản không hề
có ở nền giáo dục xã hội chủ nghĩa và luật pháp nghiêm minh ở đó cũng không hề
có, con người rất hung hăng, người đi sai luật tấn công lại người đi đúng luật,
lực lượng chấp pháp sẵn sàng đánh đập, bắt nhốt…tại Việt Nam, luật pháp lỏng lẻo
đã đưa đến kết quả là một lượng người rất lớn trong xã hội sống rất thiếu ý thức.
Khi đọc những dòng do Đỗ Ngà viết ra, tôi nhận thấy Y đã cố tình bẻ cong, xuyên
tạc hiện trạng chấp hành luật giao thông là do giáo dục và luật pháp, sự thật
có phải như vậy?
Trước khi đưa ra kết
luận về việc này, chúng ta thử điểm qua việc chấp hành luật khi tham gia giao
thông của công dân và tình hình tai nạn giai thông ở một số nước trên thế giới.
Đơn cử như ở Mỹ, ba năm liên tiếp, số người chết vì TNGT, tăng 14% so với cách
đây bốn năm. Theo Bloomberg dẫn báo cáo của Hội đồng An toàn quốc gia Mỹ (NSC)
cho biết, hơn 40 nghìn người Mỹ đã chết vì tai nạn giao thông trong năm 2018.
Báo cáo của NSC chỉ ra rằng số người thiệt mạng vì lái xe say xỉn, vi phạm tốc
độ và sử dụng điện thoại tuy giảm nhưng lại xuất hiện nhiều nguy cơ khác như
phân tâm bởi màn hình thông tin giải trí, lái xe trong tình trạng vừa phê thuốc
vừa say xỉn. Đáng chú ý, số vụ tai nạn chết người vì phân tâm trong lúc lái xe
chiếm 8%, trong khi lái xe buồn ngủ chiếm 2%. NSC đổ lỗi cho hành vi lái xe thiếu
chuẩn mực.
Điển hình như ở Thái Lan một nước trong khối ASEAN, thực trạng tai nạn giao thông là một vấn nạn nhức nhối, là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông cao nhất ở ASEAN và đứng thứ chín trên thế giới. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm ở Thái Lan có 22.941 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ, khiến cho đường bộ ở Thái Lan là nơi chết chóc nhất Đông Nam Á xét về khía cạnh giao thông. Một trong những trở ngại lớn nhất đối với an toàn giao thông ở Thái Lan là việc thực thi luật rất yếu kém tại đây, đa phần trường hợp thiệt mạng là do say rượu khi lái xe và do phóng nhanh vượt ẩu. Ông Nikorn Jumnong, cựu Thứ trưởng Bộ Vận tải Thái Lan và Chủ tịch Quỹ An toàn Nhân dân, nói với CNN rằng, muốn nâng cao an toàn giao thông đường bộ ở Thái Lan thì phải ngăn chặn loại tham nhũng trong giao thông. Vì ở nhiều khu vực có vẻ như các chốt cảnh sát giao thông chủ yếu để phục vụ việc mãi lộ hơn là bảo đảm an toàn đường bộ. Theo ông Nikorn: Đây là một trong các vấn đề lớn của chúng ta và nó có lỗi từ cả 2 phía. Những người thi hành công vụ bị tha hóa đã tận dụng các lỗ hổng trong luật, còn người dân tham gia giao thông thì lại cũng không chịu tuân thủ luật.
Nhìn ra toàn cầu, Trung tâm Pulitzer gọi tai nạn đường bộ là “nạn dịch” và là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 9 đối với người dân thuộc mọi lứa tuổi, trên cả HIV/AIDS và bệnh lao. Michael R Bloomberg là Đại sứ Toàn cầu của WHO về các chấn thương và các bệnh không truyền nhiễm, ra thông cáo khẳng định: An toàn giao thông đường bộ chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng và đây là một trong các cơ hội lớn để chúng ta nỗ lực cứu các sinh mạng trên khắp thế giới.
Điển hình như ở Thái Lan một nước trong khối ASEAN, thực trạng tai nạn giao thông là một vấn nạn nhức nhối, là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông cao nhất ở ASEAN và đứng thứ chín trên thế giới. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm ở Thái Lan có 22.941 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ, khiến cho đường bộ ở Thái Lan là nơi chết chóc nhất Đông Nam Á xét về khía cạnh giao thông. Một trong những trở ngại lớn nhất đối với an toàn giao thông ở Thái Lan là việc thực thi luật rất yếu kém tại đây, đa phần trường hợp thiệt mạng là do say rượu khi lái xe và do phóng nhanh vượt ẩu. Ông Nikorn Jumnong, cựu Thứ trưởng Bộ Vận tải Thái Lan và Chủ tịch Quỹ An toàn Nhân dân, nói với CNN rằng, muốn nâng cao an toàn giao thông đường bộ ở Thái Lan thì phải ngăn chặn loại tham nhũng trong giao thông. Vì ở nhiều khu vực có vẻ như các chốt cảnh sát giao thông chủ yếu để phục vụ việc mãi lộ hơn là bảo đảm an toàn đường bộ. Theo ông Nikorn: Đây là một trong các vấn đề lớn của chúng ta và nó có lỗi từ cả 2 phía. Những người thi hành công vụ bị tha hóa đã tận dụng các lỗ hổng trong luật, còn người dân tham gia giao thông thì lại cũng không chịu tuân thủ luật.
Nhìn ra toàn cầu, Trung tâm Pulitzer gọi tai nạn đường bộ là “nạn dịch” và là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 9 đối với người dân thuộc mọi lứa tuổi, trên cả HIV/AIDS và bệnh lao. Michael R Bloomberg là Đại sứ Toàn cầu của WHO về các chấn thương và các bệnh không truyền nhiễm, ra thông cáo khẳng định: An toàn giao thông đường bộ chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng và đây là một trong các cơ hội lớn để chúng ta nỗ lực cứu các sinh mạng trên khắp thế giới.
Còn ở Việt Nam, trong
những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính
trị, công tác bảo đảm TTATGT tại Việt Nam đã có sự chuyển biến, TNGT liên tục
được kéo giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương, ùn tắc giao
thông trong các đô thị lớn đã từng bước được khắc phục. Theo báo cáo của Tổng Cục
thống kê, trong năm 2019 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao
thông làm 7.624 người chết. Số vụ tai nạn giao thông năm 2019 giảm 5,1% so với
năm trước trên cả 3 tiêu chí số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương
nhờ ý thức chấp hành luật giao thông của người dân được nâng lên một bước và
các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông được thực hiện. Tuy nhiên chúng ta
không phủ nhận khi vẫn còn diễn biến phức tạp, tình trạng lái xe sử dụng ma
túy, chất kích thích, nồng độ cồn vẫn còn và việc chấp hành luật Giao thông ở một
số bộ phận người dân chưa nghiêm. Song tuyệt nhiên không phải như những gì mà Đỗ
Ngà đề cập.
Để nâng cao ý thức của
người dân trong chấp hành luật pháp khi tham gia giao thông và làm giảm thiểu,
khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, Đảng, Nhà nước, Chính phủ có nghị quyết
chỉ thị, chính sách, quy định về bảo đảm an toàn giao thông như: Chỉ thị số
18-CT/TW, ngày 4-9-2012, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, về “Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường
bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Nghị quyết số
88/2011/NQ-CP, ngày 24-8-2011, của Chính phủ về “Tăng cường thực hiện các giải
pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”; "Chiến lược quốc gia
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn
2030”.v.v.
Các cấp, các ngành từ
trung ương đến địa phương đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục quản
lý, thực thi pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tăng cường kiểm
tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với chính các hành vi vi phạm của người tham
gia giao thông cũng như người thực thi công vụ, như bao che, không xử lý nghiêm
đối với các sai phạm, nhận hối lộ, cố tình làm sai lệch các vi phạm…Tập trung
huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao
thông hiện đại, đồng bộ; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về trật tự an toàn giao thông, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận
thức rõ để có hành vi đúng trong tham gia giao thông, ngăn ngừa hiểm họa tai nạn
giao thông;
Từ những sự thật ở trên chúng ta khẳng định rằng, những dẫn chứng lập luận của Đỗ Ngà đưa ra về tình hình ý thức của người dân tham gia giao thông và quy định về chấp hành luật giao thông là hết sức vô căn cứ, ngụy tạo, giả rối, đổi “trắng thay đen”, tô vẽ, bóp méo với dụng thâm độc chống phá Đảng, Nhà nước, đặc biệt là đối với Quốc hội là cơ quan lập pháp, ban hành các đạo luật…Vì thế, rất mong mọi người dân đề cao cảnh giác, nhận diện rõ mưu đồ đen tối, tuyệt đối không để mắc mưu các thế lực thù địch, phần tử cơ hội và những kẻ bán nước cầu vinh./.
Từ những sự thật ở trên chúng ta khẳng định rằng, những dẫn chứng lập luận của Đỗ Ngà đưa ra về tình hình ý thức của người dân tham gia giao thông và quy định về chấp hành luật giao thông là hết sức vô căn cứ, ngụy tạo, giả rối, đổi “trắng thay đen”, tô vẽ, bóp méo với dụng thâm độc chống phá Đảng, Nhà nước, đặc biệt là đối với Quốc hội là cơ quan lập pháp, ban hành các đạo luật…Vì thế, rất mong mọi người dân đề cao cảnh giác, nhận diện rõ mưu đồ đen tối, tuyệt đối không để mắc mưu các thế lực thù địch, phần tử cơ hội và những kẻ bán nước cầu vinh./.
Mọi sự kiện nổi bật đều bị bọn phản động lợi dụng để xuyên tạc, bịa đặt; gây tâm lý hoài nghi, gây mất ổn định về an ninh chính trị. Chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù.
Trả lờiXóa