LỘC NGHI
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng nói: “Đảng ta là một đảng cách
mạng, ngoài lợi ích của công nhân và nông dân, Đảng ta không có lợi ích nào
khác”. Người cũng khẳng định: “Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy
lợi ích chính đáng của Nhân dân làm mục tiêu. Tất cả đều vì lợi ích của dân,
ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác”.
Qua thực tiễn chống dịch
COVID-19 đã cho chúng ta thấy rõ về bản chất tốt
đẹp của nền dân chủ ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) nói chung và Việt Nam
nói riêng. Đó là nền dân chủ của đại đa số Nhân dân lao động, đại diện
và phục vụ cho lợi ích của Nhân dân lao động.
Ở Việt Nam, ngay từ những ngày
đầu khi nhận thấy những thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra đã ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống của người dân, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã liên
tiếp ban hành các chính sách hỗ trợ, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp
vượt qua khó khăn. Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về
các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: Nhà nước, doanh
nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc
sống cho người lao động.
Cũng trong đại dịch COVID-19,
Đảng, Nhà nước ta đã phát đi lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài,
trong đó kêu gọi mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch
bệnh. “Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết”, Thủ
tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 16 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách
phòng, chống dịch COVID-19 và đã được Nhân dân ta hưởng ứng thực hiện một cách
triệt để, nhất là việc thực hiện cách ly xã hội đã làm giảm số ca lây nhiễm.
Với người dân là chủ, người
dân làm chủ, Việt Nam đã tạo nên sự bình đẳng trong việc giải quyết các vấn đề
liên quan đến đại dịch như: việc làm, an sinh xã hội. Phát huy tinh thần “lá
lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều”, việc huy động xã
hội phòng chống dịch phát huy hiệu quả. Thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam và các
đoàn thể chính trị - xã hội, chúng ta đã huy động được sự đóng góp của đông đảo
đồng bào với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng chỉ trong thời gian ngắn. Đây
cũng là biểu hiện bản chất rõ nhất của vấn đề dân chủ XHCN.
Dân chủ XHCN được thực hiện
thông qua Nhà nước pháp quyền XHCN. Ở Việt Nam, với Nhà nước thực sự của dân,
do dân và vì dân, qua đợt chống dịch COVID-19 càng thấy rõ hơn bao giờ hết. Tất
cả các lực lượng đều được huy động để bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân. Từ đội ngũ
y, bác sĩ, cán bộ y tế đến lực lượng quân đội, công an... Cả hệ thống chính trị
đều vào cuộc trong cuộc chiến chống dịch này. Nhiều sáng kiến hay được đưa ra
và phát huy hiệu quả như cây gạo ATM hỗ trợ gạo cho người nghèo.
Thực tế
chống dịch ở Việt Nam cho thấy, trong chống dịch và đồng thời với chống dịch
thì nền kinh tế của nước ta vẫn tăng trưởng. Với tinh thần coi sức khỏe và tính
mạng của con người là trên hết, cho dù kinh tế không khấm khá hơn so với các
nước trong khu vực và trên thế giới thì Việt Nam cũng đã thực hiện miễn toàn bộ
chi phí khi thực hiện cách ly và chi phí khám chữa bệnh cho những người mắc
COVID-19, không kể là người mang quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài. Điều này
thể hiện tính nhân văn sâu sắc của nền dân chủ XHCN ở nước ta.
Như vậy, với cơ chế Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân lao động làm chủ đã cho thấy bản chất của dân
chủ XHCN ưu việt ở Việt Nam.
Việt Nam được cả thế giới đánh giá rất cao và cho rằng Việt Nam là mô hình điểm về phòng, chống dịch bệnh
Trả lờiXóa