Từ cuối
năm 2019 đến nay, thế giới chứng kiến một loạt các sự kiện: Phong trào Áo vàng
ở Pháp biến đường phố Paris thành bãi chiến trường; Thủ tướng Đức quyền lực
Angela Merkel từ chức chủ tịch đảng cầm quyền sau khi đảng thất bại trước phe
cựu hữu mới nổi; Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ có bạo loạn nếu ông bị
luận tội; nước Anh và chính phủ đối mặt tương lai bấp bênh sau sự kiện
Brexit.Theo nhận định của CNN, tất cả những sự kiện trên đều có nguyên nhân và
hậu quả, chứ không chỉ đơn giản là tình cờ xảy ra cùng thời điểm.Dù tình hình ở
từng quốc gia có
khác nhau đến mấy thì cũng không thể chối cãi được rằng các
nền dân chủ, đặc biệt là ở phương Tây, đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lịch
sử.Điều quan trọng là số phận của các nước lại đan xen sâu sắc với nhau. Vấn đề
này được giải quyết ra sao sẽ ảnh hưởng tới các vấn đề khác. Điều đó đặc biệt
đúng với những gì sẽ xảy ra trong những tháng tới ở Mỹ, nơi này nền dân chủ thu
hút nhiều sự quan tâm nhất thế giới và thường là hình mẫu cho các nước khác.
Chính điều đó đã đẩy vấn đề đói nghèo tăng cao với tỉ lệ thất nghiệp tăng,
người vô gia cư tràn ngập vì thiếu việc làm và chế độ phúc lợi không đảm bảo.
Theo
CNN, nghe có vẻ như cường điệu nhưng điều thực sự là tương lai của dân chủ ra
sao sẽ phụ thuộc vào cách tháo gỡ các nút thắt hiện nay ở nhiều quốc gia. Hiện
nay, thế giới sẽ không có một tổng thống Pu Tin và tổng thống Trump thứ hai,
cũng như không có thêm bà Merkel, ông Macron hay một kịch bản Brexit nữa, nhưng
các sự kiện này đều gặp nhau ở một điểm chung. Đó là một phần hậu quả của Đại
Suy thoái toàn cầu, cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu cách đây một thập kỷ để lại
những vết sẹo lớn và sâu cũng như việc cấm vận Liên bang Nga thất bại sau sự
kiện Crưm.
Mặt
khác, đại dịch Covid- 19 đang lan nhanh toàn cầu, ảnh hưởng đến hầu hết các
nước trên thế giới với hơn 2 triệu người mắc bệnh và hơn 2 trăm nghìn người
chết. Điều nghịch lý ở chỗ những nước được coi là có nền dân chủ tự do và có
nền kinh tế và y học tiên tiến thì dịch bệnh lại bùng phát dữ dội và trở nên
“vỡ trận” khiến số người chết tăng vọt. Như vậy thế giới bắt đầu đặt ra một câu
hỏi chế độ xã hội nào sẽ đảm bảo an sinh xã hội cho người dân tốt hơn đó là chủ
nghĩa tư bản tự do hay là chủ nghĩa xã hội.
Ở Việt Nam, khi thế giới đang vật lộn với bài toán giải
quyết hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thì chúng ta đã có tốc độ phát triển
trong những năm qua luôn trên 7%. Mặt khác, đại dịch covid- 19 khiến thế giới
chao đảo và bất lực thì Việt Nam lại khống chế một cách thành công và hiệu quả
rất cao khiến WHO và các nước khác phải ngỡ ngàng và khâm phục. Hơn nữa, phúc
lợi xã hội của nhà nước đã chi trả toàn bộ phí cách ly và phí điều trị cho
người bị nhiễm bệnh và hỗ trợ lương thực thực phẩm cho nhân dân ở khu cách ly
đã thể hiện tính nhân văn cao cả của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta
đang xây dựng. Chính phủ đã cấp một khoản tiền hơn 62 nghìn tỉ đồng để hỗ trợ
cho những người gặp khó khăn khi thực hiện cách ly xã hội, đó chẳng phải là
điều mà dân chủ phương tây không làm được hay sao. Như vậy chúng ta có thể
thấy, dù đất nước ta còn nghèo nhưng với một nền phúc lợi toàn dân và tất cả vì
lợi ích của nhân dân cũng thể hiện một nền dân chủ của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân- điều mà nhân dân một số nước trong đại dịch Covid-19 phải ao
ước./.
Chúng ta có thể thấy, trong đại dịch Covid-19, dù đất nước ta còn nghèo nhưng với một nền phúc lợi toàn dân và tất cả vì lợi ích của nhân dân, thể hiện một nền dân chủ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; điều mà nhân dân nhiều nước phải ao ước.
Trả lờiXóaKhi dịch bệnh hoành hành, người dân các nước tư bản mới thấy được tính ưu việt của chế độ XHCN; mà điển hình là ở Việt Nam. Điều đó được cả thế giới ghi nhận.
Trả lờiXóaKhi dịch bệnh Covid 19 hoành hành, đã cho chúng ta thấy tính nhân đạo của Dân tộc Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa. Hãy trân trọng nơi bạn được sinh ra và đất nước bạn mà bạn đang sống.
Trả lờiXóa