Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020


BÀI ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI BÀI VIẾT “ TẠI SAO CHỐNG GIẶC THAM NHŨNG LẠI KHÁC” CỦA NGUYỄN DOÃN ĐÔN
                                                                             Kỵ binh bay
Hiện nay, các thế lực thù địch tăng cường chống phá sự nghiệp Cách mạng Việt Nam trên mặt trận tư tưởng, lý luận, chúng sử dụng không gian mạng mà thường xuyên, trực tiếp nhất là các trang mạng xã hội. Âm mưu cơ bản, xuyên suốt và lâu dài của các thế lực thù địch là phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, lái nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, phụ thuộc chúng. Trên không gian mạng, các thế lực thù địch sử dụng những quan điểm sai trái để chống phá cách mạng Việt Nam đặc biệt là vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng ở nước ta hiện nay. Về bản chất, đó là những ý kiến trái với sự thật về nền tảng tư tưởng; trái với quan điểm, chủ trương của Đảng; trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam; trái với tình hình thực tiễn cách mạng, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam.

Có thể nói các lĩnh vực chủ yếu xảy ra tội phạm tham nhũng ở nước ta là: Tài chính, ngân hàng, quản lý tài sản công, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, giải quyết các chính sách xã hội... Quy mô các vụ án tham nhũng bị phát hiện được dư luận quan tâm nhìn chung là lớn, thể hiện ở số" đối tượng liên quan, lượng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, nhiều vụ án tham nhũng gây thiệt hại cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Không chỉ gây thiệt hại về tài sản, tội phạm về tham nhũng còn làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, làm ảnh hưởng đến đầu tư của nước ngoài vào Việt nam.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các chỉ thị, nghị quyết về PCTN, công tác PCTN đã có bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả toàn diện, tích cực rõ rệt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Báo cáo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN ngày 25/6/2018 khẳng định: “Công tác phòng, chống tham nhũng được chỉ đạo thực hiện ráo riết, quyết liệt, đạt nhiều kết quả tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, được nhân dân rất hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ; các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá tích cực. Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”. Theo đó, nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước được ban hành về PCTN vừa có tác dụng giáo dục, răn đe, ngăn chặn, vừa là căn cứ để phát hiện và xử lý các sai phạm…  Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công tác PCTN …
Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, “cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 490 tổ chức đảng và 35 nghìn đảng viên vi phạm, trong đó có gần 1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái”. Nhiều cán bộ cao cấp và tổ chức đảng vi phạm, trong đó có cả đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị đã bị kỷ luật; trong đó có cả cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu, cả trong lực lượng vũ trang,v.v.. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn tại từ nhiều năm trước đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng pháp luật, rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn; có lý, có tình, thể hiện rõ quan điểm “nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền”, góp phần nâng cao uy tín, sức chiến đấu của Đảng và cũng là biện pháp cảnh tỉnh, răn đe có hiệu quả (vụ án Dương Chí Dũng; vụ án Vũ Quốc Hảo; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như; vụ án Phạm Công Danh; vụ án Hà Văn Thắm; vụ án Giang Kim Đạt; vụ án Đinh La Thăng; vụ án Trịnh Xuân Thanh; vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm); vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út trọc); vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương;... Việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đạt khá cao (vụ Giang Kim Đạt hơn 300 tỷ đồng; vụ Hứa Thị Phấn hơn 10.000 tỷ đồng; vụ Ngân hàng Đông Á hơn 2.000 tỷ đồng; vụ Phạm Công Danh (giai đoạn I) hơn 6.000 tỉ đồng; vụ Đinh La Thăng hơn 20 tỷ đồng; vụ Trịnh Xuân Thanh hơn 45 tỷ đồng; vụ AVG hơn 8.500 tỷ đồng... Đấu tranh PCTN được làm nghiêm từ trên xuống dưới và đó chính là bước đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với lĩnh vực này, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.











1 nhận xét:

  1. Những kẻ chuyên chống phá đất nước như Nguyễn Doãn Đôn cần phải trừng trị thật nghiêm khắc

    Trả lờiXóa