Thời điểm Đại hội đảng bộ các cấp
tiến tới Đại hội XIII của Đảng đang diễn ra, để đại hội Đảng thành công các cấp
ủy, tổ chức đảng nhất là người đứng đầu phải nêu cao vai trò trách nhiệm làm
tốt những yêu cầu đặt ra trước, trong và sau đại hội. Trong đó có nhiệm vụ đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính
trị đang tăng cường chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, chống phá đại hội Đảng.
Chỉ thị số
35 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng
nêu rõ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng dự kiến tổ chức vào
đầu năm 2021, đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại của đất nước. Đại
hội tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII của Đảng, 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2015
- 2020 và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020,
xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm tiếp
theo và bầu Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII (5/2017) đã ban hành Nghị quyết số
11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, có
một số quan điểm lại tiếp tục rêu rao rằng: Đảng Công sản Việt Nam
vẫn cố giữ lấy “định hướng xã hội chủ nghĩa” ở trong nước. Họ cho rằng kinh tế
thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa “triệt tiêu nhau”, “như nước với lửa”,
“đầu Ngô mình Sở”, “không thể dung hòa”. Họ kêu gọi xóa bỏ định hướng xã hội
chủ nghĩa trong mô hình kinh tế tổng quát ở nước ta.
Nghiên cứu lịch sử kinh tế thị
trường, phải khẳng định dứt khoát với nhau rằng: kinh tế thị trường là sản phẩm
của nền văn minh nhân loại chứ không phải riêng của chủ nghĩa tư bản. Thị trường
và kinh tế thị trường ra đời cách đây 1.300 năm. Từ khi giai cấp tư sản xuất hiện,
giai cấp này đã tận dụng nó để đẩy nhanh kinh tế phát triển đến mức người ta lầm
tưởng nó là của riêng chủ nghĩa tư bản, thậm chí có người đồng nhất kinh tế thị
trường với chính chủ nghĩa tư bản. Khi quá trình toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa
diễn ra cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ về
quy mô, tính chất. Đó chính là kinh tế thị trường tự do để giới tư sản chiếm đoạt
càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Như vậy, kinh tế thị trường không phải riêng của
chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu của văn minh nhân loại, tồn tại và phát triển
qua các phương thức sản xuất khác nhau. Có kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở
Mỹ và các nước phương Tây… có kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc
và cũng có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .
Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa được hình thành cùng với quá trình đổi mới tư duy kinh tế, là
sự tìm tòi sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam . Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc
và quy luật vận động của kinh tế thị trường (đó là sự phát triển của kinh tế
hàng hóa, của quan hệ hàng hóa - tiền tệ) vừa được chi phối bởi các nguyên tắc
và tính chất xã hội chủ nghĩa, thể hiện một cách toàn vẹn và tập trung trên
trên cả 3 mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Chúng ta chỉ coi kinh tế
thị trường là phương tiện, là cách thức để xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn chặt với
việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chứ
không phải vì mục đích là bóc lột giá trị thặng dư, thu về lợi nhuận tối đa bằng
mọi giá như chủ nghĩa tư bản.
Thực tiễn đất nước qua 34 năm
đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng là minh chứng rõ nét nhất cho tính đúng đắn của
sự phát triển tư duy kinh tế của Đảng về kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Nếu như năm 1988, quy mô của nước ta chưa tới 5,5 tỉ USD, GDP đầu
người/năm là 86 USD thì đến năm 2019, GDP đạt 266,5 tỉ USD và GDP đầu người/năm
đạt 2.800 USD (tăng 48 lần GDP và tăng 32,5 lần GDP/người). So sánh với các nước
trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cũng có quyền tự hào về thành tựu kinh
tế - xã hội mà kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đem lại. Theo thống
kê của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 1990, GDP bình quân đầu người của Thái Lan
là 1.508 USD, con số của Việt Nam chỉ là 98 USD (khoảng cách chênh lệch là 15,3
lần) thì đến năm 2018, GDP bình quân đầu người của Thái Lan là 7.274 USD, con số
của Việt Nam là 2.587 USD (khoảng cách rút ngắn còn 2,8 lần). Với Philippin,
năm 1990, GDP bình quân đầu người là 715 USD (cao gấp 7,3 lần so với Việt Nam ), đến năm
2019 GDP bình quân đầu người là 3.294 (khoảng cách 1,17 lần). Việt Nam từ chỗ thấp hơn Ấn Độ về GDP bình quân đầu
người (năm 1990, 375 USD với 98 USD) thì đến năm 2019, Việt Nam đã vượt Ấn
Độ (2.800 USD với 2.170 USD). Đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở
thành quốc gia có thu nhập trung bình.
Cùng với phát triển kinh tế, Đảng
chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),Việt Nam đã đạt được những kỳ tích về
xóa đói giảm nghèo. Năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước chiếm tới 58%, đến
cuối năm 2018 đã giảm còn dưới 5,23% (theo chuẩn nghèo mới). Con số này thấp
hơn nhiều tỷ lệ người nghèo so với các nước trong khu vực: Philippin (17%), Ấn
Độ (21%), Thái Lan (10%), Indonesia
(9,8%)…
Chúng ta có quyền tự hào về những
đóng góp của Đảng và nhân dân ta vào sự phát triển lý luận Mác - Lênin về kinh
tế thị trường xã hội chủ nghĩa đồng thời tin tưởng sâu sắc rằng, phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất định chúng ta sẽ thực hiện
được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Vì thế,
đừng vì mục đích chính trị xấu xa mà phủ định sạch trơn, cố xóa bỏ định hướng
xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Duydung.com
Tất cả mọi sự kiện nổi bật đều bị bọn phản động lại xuyên tạc, bịa đặt; gây tâm lý hoài nghi, gây mất ổn định về an ninh chính trị. Vì vậy, chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước các luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.
Trả lờiXóaBọn phản động thường lợi dụng các kỳ Đại hội Đảng để xuyên tạc, bóp méo sự thật, bôi nhọ uy tín các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy chúng ta phải luôn tỉnh táo, sáng suốt, đừng bao giờ để mình bị lừa gạt, lôi kéo, kích động.
Trả lờiXóaTrong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, Đảng viên phải có nhiệm vụ đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị; để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Trả lờiXóaGần đây, các thế lực thù địch và phần tử phản động triệt để lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, phức tạp, thu hút sự quan tâm của nhiều người để tuyên truyền, kích động chống Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác.
Trả lờiXóaCàng gần đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các đối tượng thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị càng gia tăng hoạt động tuyên truyền chống phá. Bởi vậy, mỗi chúng ta phải luôn tỉnh táo, nâng cao cảnh giác và chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, vạch trần các luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóa