Ánh Trăng
Hồ Chí Minh
coi công bằng xã hội là một trong những đặc trưng mang tính nhân văn của chế độ
xã hội mới: chủ nghĩa xã hội là “một xã hội không có chế độ người bóc lột người,
một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai
làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”. Theo Người,
công bằng và bình đẳng xã hội cho tất cả mọi người chỉ có thể có được trong chế
độ xã hội mới, đó là chế độ dân chủ cộng hoà, là chế độ xã hội chủ nghĩa. Chỉ
dưới chế độ xã hội tốt đẹp ấy, nhân dân lao động mới được hưởng ngày càng nhiều
hơn, đầy đủ hơn sự công bằng và bình đẳng, mới vừa “có nghĩa vụ, đồng thời có
quyền lợi”.
Trong sự
nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn đấu tranh để bảo vệ các quyền tự
nhiên và chính đáng của con người, trước hết là của nhân dân lao động; coi nội
dung công bằng xã hội là chất lượng và mục tiêu của một cơ cấu đạo đức mới, của
trật tự xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin coi lao động là tiêu chí, là thước đo để bảo đảm thực hiện phân phối một
cách công bằng trong xã hội xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Tất cả
mọi người đều phải lao động. Lao động nhiều thì hưởng nhiều, lao động ít hưởng
ít. Ngoài ra, Người còn có một sự bổ sung quan trọng khi khẳng định: “Chủ nghĩa
xã hội ấy là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng... làm của chung. Ai làm nhiều thì
ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những
người già cả, đau yếu và trẻ con”.
Theo Hồ Chí
Minh, thực hiện công bằng xã hội chính là giải quyết mối quan hệ giữa cống hiến
và hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong xã hội. Ngay
trong thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở vào giai đoạn quyết liệt,
nhân dân miền Bắc phải chịu nhiều khó khăn, thiếu thốn để dồn hết tài lực, vật
lực cho tiền tuyến lớn miền Nam, Hồ Chí Minh phát biểu trước Hội đồng Chính phủ:
“Không sợ
thiếu, chỉ sợ không công bằng.
Không sợ
nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”
Sự thiếu thốn,
nghèo nàn đương nhiên là điều không ai muốn, song tình trạng đó dẫu sao cũng
không đáng sợ bằng sự bất công hay sự ly tán lòng dân. Chính từ luận điểm này,
Hồ Chí Minh đã thấy được ý nghĩa quan trọng và vai trò to lớn của công bằng xã
hội với tính cách một mục tiêu, một động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển của
xã hội. Sự không công bằng, sự ly tán lòng dân có thể dẫn đến những bất đồng, mất
đoàn kết - một mối đe doạ tiềm ẩn đối với sự tồn vong của chế độ xã hội, đối với
sự thịnh suy của đất nước. Ngược lại, khi công bằng xã hội được thực hiện cũng
có nghĩa là lợi ích của mỗi người được tôn trọng và bảo đảm. Điều này là một chất
xúc tác mạnh mẽ khuyến khích, động viên mọi người hăng hái lao động, học tập để
vừa tạo nên nguồn thu nhập chân chính cho bản thân mình, vừa làm cho xã hội
ngày càng trở nên giầu có, thịnh vượng.
Như vậy, chủ
nghĩa xã hội trong quan niệm của Hồ Chí Minh là chế độ xã hội trước hết làm cho
nhân dân lao động có công ăn việc làm, được ấm no và có cuộc sống hạnh phúc. Đó
là một xã hội mới, công bằng nhân đạo và tốt đẹp, hướng đến mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội văn minh, con người hạnh phúc.
Chúng ta phải thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Trả lờiXóa