Văn Bái
Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân,
đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực
hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng
pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và bình đẳng
trước pháp luật.
Hai là, Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính
sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau;
đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. “Phát huy những
giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn
giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Phát huy nguồn lực của tôn giáo; nghiêm
cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động
quần chúng. Mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là điểm
tương đồng gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không
phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao
tình thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc; thông qua
việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm
lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn
giáo.
Bốn là, công tác tôn giáo là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị: Công tác tôn giáo liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội, các cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ
chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần phải được cũng
cố kiện toàn. Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống
lợi dụng tôn giáo để chống phá chế độ chỉ thành công khi làm tốt công tác vận động
quần chúng.
Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo: Mọi
tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo
quy định của pháp luật; Các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận hoạt động
theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào
tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ
sở thờ tự tôn giáo của mình theo quy định của pháp luật; việc theo đạo, truyền
đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác điều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị
đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo,
người truyền đạo và các hình thức truyền đạo trái quy định của Hiến pháp, pháp
luật.
Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân,
đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực
hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng
pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và bình đẳng
trước pháp luật.
Hai là, Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính
sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau;
đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. “Phát huy những
giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn
giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Phát huy nguồn lực của tôn giáo; nghiêm
cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động
quần chúng. Mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là điểm
tương đồng gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không
phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao
tình thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc; thông qua
việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm
lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn
giáo.
Bốn là, công tác tôn giáo là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị: Công tác tôn giáo liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội, các cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ
chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần phải được cũng
cố kiện toàn. Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống
lợi dụng tôn giáo để chống phá chế độ chỉ thành công khi làm tốt công tác vận động
quần chúng.
Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo: Mọi
tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo
quy định của pháp luật; Các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận hoạt động
theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào
tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ
sở thờ tự tôn giáo của mình theo quy định của pháp luật; việc theo đạo, truyền
đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác điều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị
đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo,
người truyền đạo và các hình thức truyền đạo trái quy định của Hiến pháp, pháp
luật.
Đảng ta rất quan tâm và chăm lo đến các tôn giáo; tuy nhiên có một số trường hợp lợi dụng tôn giáo để chống phá đất nước; chính điều đó đã làm giảm thanh danh của các tôn giáo
Trả lờiXóa