Hiện nay, Báo cáo
về tình hình nhân quyền Việt Nam của
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh và lên án tình trạng đối xử với tù nhân nói
chung và tù chính trị nói riêng: “Tù nhân ở Việt Nam thường phải nhận thức ăn
có chất lượng thấp, điều kiện giam giữ chật chội. Thậm chí, có tù nhân không
được chăm sóc y tế khi có bệnh. Giới chức nhà tù cũng không kiểm soát được tình
trạng tù nhân đánh tù nhân… Các tù chính trị thường bị chuyển đi các trại giam
xa gia đình, điển hình là ông Lê Đình Lượng, Nguyễn Trung Trực”.
Đối với các quyền dân sự, chính trị, Báo cáo
viết: “Hiến pháp và Luật cho phép quyền tự do biểu đạt bao gồm tự do báo chí,
tuy nhiên, trên thực tế, Chính phủ không tôn trọng các quyền này và nhiều bộ
luật còn vi phạm quyền tự do biểu đạt. Chính phủ tiếp tục sử dụng các điều
khoản về an ninh mạng và chống bôi nhọ người khác để hạn chế quyền tự do
biểu đạt”... Trong Báo cáo trên, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn nhấn mạnh Việt Nam đã
hạn chế tự do internet, chặn các website tiếng Việt của Đài Á Châu Tự
Do, VOA và BBC.
Những luận điệu trên là hoàn toàn sai trai
và không đúng bản chất, về quyền công dân và quyền con người ở Việt Nam, không
phủ nhận rằng trong mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa kiểu cũ - với Nhà nước
chuyên chính vô sản, nền kinh tế quan liêu bao cấp, “ngăn sông cấm chợ”,… Việt
Nam còn có những hạn chế nhất định về quyền con người. Thế nhưng, từ khi bước
vào thời kỳ đổi mới (1986) đến nay, chế độ xã hội, Nhà nước ở Việt Nam đã có sự
thay đổi cơ bản: Hiến pháp 2013 đã giành cả một chương - Chương II
quy định về chế độ chính trị và quyền con người; trong đó, khẳng định:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa; Nhà nước tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Về quyền con người, Hiến pháp 2013 đã quy
định đầy đủ các quyền con người, từ quyền dân sự, chính trị đến quyền kinh tế,
xã hội và văn hóa, v.v. Những quy định trong Hiến pháp 2013 hoàn toàn phù hợp
với Hiến chương Liên hợp quốc và tương thích với các Công ước về quyền con
người. Cần nói thêm rằng, cho đến nay, Việt Nam đã ký kết, gia nhập hầu hết các
Công ước quốc tế về quyền con người; đồng thời, cũng đã nội luật hóa các Công
ước quốc tế về quyền con người trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Quyền tự do ngôn luận, báo chí đã được quy
định trong Luật Báo chí 2016. Điều 11 xác định rõ quyền tự do ngôn luận trên
báo chí của công dân: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; Tham
gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên
báo chí…”. Các hành vi bị nghiêm cấm: “Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính
quyền nhân dân; Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; Gây chiến tranh tâm
lý. Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân
dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội; Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình
đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Gây chia rẽ người theo tôn giáo với
người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các
tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; Phá hoại việc thực hiện
chính sách đoàn kết quốc tế. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến
tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng;
Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ
chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”, v.v.
Ở Việt Nam hiện nay, nhằm bảo đảm đầy đủ
thông tin đa dạng, nhiều chiều của người dân đã được các cơ quan chức năng tôn
trọng, tiếp sóng các hãng thông tấn, báo chí lớn của phương Tây, như: BBC, RFA,
VOA, v. v. Về trường hợp Trương Duy Nhất bị các cơ quan chức năng bắt, xử lý
hình sự thì sao? Câu trả lời rằng: đây là điều bình thường, xử lý đúng theo
pháp luật Quốc gia. Còn chuyện bắt Trương Duy Nhất như thế nào thì thuộc quyền
của cơ quan chức năng. Được biết Trương Duy Nhất đã bỏ trốn ra nước ngoài cho
nên các cơ quan chức năng buộc phải sử dụng phương thức thích hợp. Nếu quan
chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các nhà “dân chủ, nhân quyền” (cuội) nêu vấn đề
trên thì hãy hỏi nhà cầm quyền Thái Lan vì sao họ lại cho phép Trương Duy Nhất
nhập cảnh khi Y đã có lệnh truy nã của Nhà nước Việt Nam? Còn việc giam giữ,
“chăm sóc” Blogger Trương Duy Nhất theo đúng quy định đối với những người vi
phạm Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có
những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Còn chuyện cách ly Trương
Duy Nhất thì điều đó cũng là bình thường, cần thiết vì “con
viruts dân chủ, nhân quyền dởm” này có thể lây lan bệnh tật nhanh hơn cả
con viruts-19.
Nói về quyền con người ở Việt Nam ngày
nay, không thể không nói đến Việt Nam đã ứng phó nhanh chóng, hiệu quả đối với
đại dịch covid-19. Đại diện tổ chức Y tế thế giới - WHO đã nhiều lần khẳng
định: “Việt Nam đã thể hiện năng lực rất tốt trong việc xử lý các vấn đề y tế
công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền
nhiễm mới xuất hiện. Đây là kết quả của nhiều năm đầu tư tăng cường năng
lực cốt lõi, bao gồm giám sát và đánh giá nguy cơ, công tác nghiên cứu, thí
nghiệm, phòng ngừa, kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý lâm sàng, truyền thông
nguy cơ, v.v. WHO ghi nhận việc Việt Nam đã xử lý dịch bệnh này rất tốt. “Chính
phủ đã khởi động hệ thống ứng phó ở ngay giai đoạn đầu của dịch - tăng cường
giám sát, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các
cơ sở y tế và hoạt động truyền thông, hợp tác đa ngành”. Điều đó, đã thể hiện
bản chất tốt đẹp của Đảng, Nhà nước và chế độ ta, tất cả là vì con người, đảm
bảo cho họ có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Mọi mưu đồ xuyên tạc về vấn đề
nhân quyền ở Việt Nam sẽ đi ngược lại bản chất, truyền thống và tình hình thực
tế của đất nước đang trên đường đổi mới và phát triển; làm ảnh hưởng đến quan
hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang có chiều hướng tốt.
Thực tiễn những gì đã diễn ra cho thấy: không có nước nào trên thế giới coi trọng và làm tốt dân chủ, nhân quyền như ở Việt Nam.
Trả lờiXóaBọn phản động dù có bịa đặt, vu cáo, xuyên tạc đến đâu thì cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng Việt Nam là một nước luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, dân chủ, nhân quyền.
Trả lờiXóaNhững kẻ phản động thường lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta phải tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và đấu tranh phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái của chúng.
Trả lờiXóa