Xuân Tuấn
Trong và sau những thảm họa của cộng đồng đất
nước; những biến cố lớn của mỗi người, chúng ta mới chợt ngộ ra rằng: Trên đời
này không có gì quý giá bằng mạng sống, gia đình, bằng quê hương, bằng Tổ quốc.
Sự hoảng loạn trong XH đã chứng minh: Cuối
cùng, ai cũng hiểu mạng sống là số 1. Nhưng ngày thường, ta đã tàn phá sức khỏe
thế nào? Có mấy người trẻ nghĩ đến nghịch lý: Khi có nhiều sức khỏe nhất, thì
chúng ta lại tàn phá nó nhất? Lúc đang kiếm được tiền
nhiều nhất mà không biết tích trữ, thì khi biến cố xảy ra, sẽ lấy gì chống đỡ?
Chúng ta đã coi trọng gia đình như thế nào? Ngày thường, chúng ta đã thực sự
làm những gì cho gia đình, hay chỉ mải đi nhậu, ăn chơi, công việc, kiếm tiền
là tất cả? Có bao nhiêu ông bố bà mẹ dành thời gian chơi với con, học với con,
tâm sự với con mỗi ngày? Có bao nhiêu đứa con ấn định về thăm bố mẹ hàng tuần,
hàng tháng?
Sự ngược
đời trong đại dịch cũng đã xảy ra: Nhiều gia đình bất ổn bỗng như thấy hạnh
phúc trở lại vì họ được gần nhau nhiều hơn, có nhiều bữa cơm gia đình hơn, thấu
hiểu nhau hơn. Còn Tổ quốc? Đại dịch đã làm cho nhiều người nhận ra ý nghĩa thực
sự của hai tiếng "Tổ quốc". Dù còn nghèo, dù còn nhiều bất cập đang
được giải quyết, nhưng đất mẹ vẫn luôn là vòng tay dài rộng, ấm áp nhất với những
đứa con khắp bốn phương trời. "Chống dịch như chống giặc" và lịch sử
VN đã cho thấy, mỗi khi có giặc, thì người Việt lại đồng lòng, bao dung hơn bao
giờ hết. Khi Covid đến Mỹ, trường nghỉ học, thần đồng Đỗ Nhật Nam khắc khoải muốn
về nhà. Mẹ của Nhật Nam không dám khuyên con di chuyển, nhưng chị lại gửi cho
con một đoạn thơ của một nhà thơ trẻ:
Tạ ơn cuộc
sống, con còn đó
Một mảnh
quê hương để trở về
Để mai
trong lúc bơ vơ nhất
Điện thoại
đầu kia có người nghe
Đại dịch
chưa qua đi, nhưng chắc chắn khiến thế giới thay đổi rất nhiều, từ cách ứng xử
với tự nhiên, phương thức kinh doanh, bảo vệ sức khỏe đến chuyển biến nội tâm
và xếp lại thang giá trị.
Đại dịch đã làm cho nhiều người nhận ra ý nghĩa thực sự của hai tiếng "Tổ quốc". Dù đất nước còn nghèo, dù còn nhiều bất cập đang được giải quyết; nhưng đất mẹ vẫn luôn là vòng tay dài rộng, ấm áp nhất với những đứa con khắp bốn phương trời.
Trả lờiXóaĐại dịch chưa qua đi, nhưng chắc chắn khiến thế giới thay đổi rất nhiều, từ cách ứng xử với tự nhiên, phương thức kinh doanh, bảo vệ sức khỏe đến chuyển biến nội tâm và xếp lại thang giá trị.
Trả lờiXóaSau những thảm họa của cộng đồng; những biến cố lớn của mỗi người, chúng ta mới chợt ngộ ra rằng: Trên đời này không có gì quý giá bằng mạng sống, gia đình, bằng quê hương, bằng Tổ quốc.
Trả lờiXóa