Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Cảnh giác với kiểu “tự do ngôn luận” của những kẻ phản động



Ngân Hoa
Lợi dụng việc các cơ quan chức năng một số địa phương xử phạt hành chính những người tung tin thất thiệt về dịch Covid-19 trên mạng xã hội gây hoang mang dư luận, một số phần tử phản động lưu vong lại rêu rao Người Việt trong nước không có tự do ngôn luận.
 Trên thực tế, Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân đối với việc xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, thông qua các hình thức phản biện xã hội, qua hệ thống báo chí, truyền thông. Việt Nam hiện có trên 3 triệu người dùng blog cá nhân để bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội, tổ chức các diễn đàn thảo luận, phản biện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gửi góp ý, kiến nghị đến các cơ quan chức năng,… Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, trong bất cứ chế độ chính trị – xã hội nào, không thể có “tự do ngôn luận tuyệt đối” mà các quốc gia đều có luật và điều khoản xử lý nghiêm khắc hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để gây rối, phá hoại đất nước. Tự do ngôn luận là “quyền” phải gắn với “trách nhiệm” vì hòa bình và an ninh quốc gia, vì lợi ích dân tộc, chứ không thể là tuyệt đối hóa tự do của cá nhân; không thể là lợi dụng tự do ngôn luận để viết bừa, nói bậy, xuyên tạc theo cách hiểu ấu trĩ, hạn hẹp, đầy hằn học với mưu đồ xấu.
Covid-19 không đáng sợ bằng việc bịp bơm, cố tình cắt xén để tô vẽ, thêm thắt, đắp bồi,… theo sự tưởng tượng như kịch bản mà những kẻ cơ hội mang mặt nạ của những người “có trách nhiệm với cộng đồng” sắp đặt sẵn, nhằm mục đích chống phá xấu xa đã gieo rắc trong những ngày qua. Vì thế, hãy chung tay, chung sức để đoàn kết, gia tăng sức mạnh của đất nước, trở thành người chủ động, hiểu biết trong tiếp nhận và chia sẻ thông tin. Đừng biến mình trở thành nạn nhân bị đầu độc bởi “virus tin vịt”. Điều này nguy hiểm hơn cả Covid-19./.


3 nhận xét:

  1. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến còn phức tạp; việc người dân có ý thức cao khi chia sẻ những thông tin về dịch bệnh cũng góp phần cho việc phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao.

    Trả lờiXóa
  2. Khi cả nước nỗ lực phòng, chống dịch bệnh, thì một số kẻ đã lợi dụng dịch bệnh, xuyên tạc thông tin gây ra tâm lý hoang mang trong dư luận và xâm hại nghiêm trọng đến uy tín của Đảng, Nhà nước ta.

    Trả lờiXóa
  3. Thời gian qua, các đối tượng chống đối đưa ra các thông tin lệch lạc, thiếu kiểm chứng, xuyên tạc về dịch bệnh; gây hoang mang dư luận, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Chúng ta phải hết sức cảnh giác.

    Trả lờiXóa