Hồ Dũng
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học - công
nghệ, loài người bước vào cuộc cách mạng 4.0,với một loạt các công nghệ tự động
hóa hiện đại. Lợi dụng vấn đề này, một số phần tử rêu rao: “Chủ nghĩa tư bản
ngày nay là chế độ ưu việt, tốt đẹp nhất trong lịch sử”. Theo đó, trong phương
thức sản xuất tư bản ngày nay không còn hiện tượng người bóc lột người, xã hội
tư bản là xã hội tiến bộ nhất trong lịch sự nhân loại mà loài người cần hướng
đến.
Thực ra, những
giọng điệu tuyên truyền đó vẫn không có gì mới và xa lạ đối với chúng ta. Về
bản chất chúng vẫn theo những lối mòn cũ muốn phủ định giá trị vĩnh hằng của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tạo cảm giác mơ hồ cho những người cộng sản trong cuộc
đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
Nhìn nhận về vấn
đề này, Đảng ta khi bàn về chủ nghĩa tư bản ngày nay, đã khẳng định “Hiện tại,
chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ
áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư
bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng
sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải
quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội
vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc
đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư
bản”[1]. Nhận định trên của Đảng ta được dựa trên một nền tảng vững chắc là chủ
nghĩa Mác - Lênin; xuất phát từ tình hình thực tiễn phát triển của chủ nghĩa tư
bản để Đảng đưa ra những đánh giá hết sức khoa học về CNTB trong giai đoạn hiện
nay.
Sau thất bại của hệ thống XHCN thế
giới, chủ nghĩa tư bản đang có vẻ mạnh hơn bao giờ hết. NhưngCNTB hiện đại vẫn
đang và sẽ tiếp tục phải đổi mặt với những nguy cơ của khủng hoảng về kinh tế,
xã hội, chính trị, thậm trí nguy cơ một cuộc khủng hoảng toàn diện mới có thể
xuất hiện. Do vậy, Đảng ta nhận định “Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội
tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ
nghĩa tư bản”[2].
Như vậy có thể thấy rằng, CNTB hiện đại
trong khi chưa phát triển đến giai đoạn diệt vong gần kề nó đang tiếp tục tiến
triển một cách khách quan đến một xã hội khác cao hơn, bất chấp ý nguyện chủ
quan của bất cứ lực lượng xã hội nào và do đó trong lòng nó đang chín muồi dần
không chỉ những tiền đề vật chất, kỹ thuật mà cả những mầm mống, những yếu tố
nhiều mặt, những điều kiện ngày càng đầy đủ hơn cho sự ra đời xã hội mới sau CNTB.
Bài viết rất hay, cần nhân rộng để mọi người đều biết
Trả lờiXóa