Tuyên Huấn
1. CNXH Ở VIỆT NAM:
Trong khi người dân
“văn minh” xứ Hàn biểu tình lớn, dùng máy kéo để phản đối, chặn đường, không
cho phép Chính phủ Hàn Quốc đưa 720 người dân Hàn Quốc từ Vũ Hán trở về, trong
khi chính quyền “dân chủ” Nhật Bản, Mỹ bận bịu thu tiền người bệnh muốn trở về
nước thì chính phủ Việt Nam chỉ tuyên bố một câu đơn giản “sẵn sàng đón bà con
về nước”. Chúng ta, cũng sẵn sàng chào đón bà con, đồng bào về nước, không gì
hơn khi những lúc khó khăn, vòng tay của người Việt lại khiến cho những người
con xa xứ cảm thấy được bảo vệ và chở che.
Không có người biểu
tình, cũng chẳng có máy kéo, chẳng có biểu ngữ... nào ngăn những người Việt hồi
hương về cội nguồn lúc khó khăn cả. Trong khi đó, bảo hiểm y tế cũng tuyên bố sẽ
chi trả toàn bộ tiền điều trị cho các bệnh nhân nghi nhiễm virus nCov, không ai
bị bỏ rơi trong cuộc chiến dịch bệnh corona cả. Hàng ngày, hàng chục triệu thuê
bao đều liên tục nhận được các tin nhắn của Bộ Y tế khuyến cáo về việc phòng chống
virus, trang fanpage của Chính phủ liên tục đăng tải các thông tin mới nhất về
số lượng người bị nhiễm virus, cách phòng chống,…. "VIỆT NAM QUYẾT THẮNG ĐẠI
DỊCH" là slogan khẳng định quyết tâm của chính phủ trong cuộc chiến cam go
này
Có thể nói, hình ảnh một
hệ thống chính trị hành động kiên quyết, khẩn trương để bảo vệ cho lợi ích của
người dân làm chúng ta nhớ tới những gì xảy ra gần 10 năm về trước, khi chỉ
trong thời gian ngắn chúng ta tạo nên cuộc di tản lịch sử khỏi trung tâm của
Mùa xuân Ả rập trước sự ngỡ ngàng của thế giới. Trong khi nhiều nước còn tranh
luận về cách chữa trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona, chúng ta đã chữa trị
thành công cho 03 bệnh nhân, trong đó có một người có tiền sử bệnh ung thư.
Hình ảnh các bác sỹ Việt Nam chữa trị thành công bệnh nhân corona xuất hiện
trên quảng trường New York như một lời ngợi ca của thế giới với thành công của
Việt Nam.
Một cuộc chiến gian khổ
đã và đang bắt đầu, nhưng không có người dân Việt Nam nào bị bỏ lại trong cuộc
chiến này cả.
2. CNTB:
Theo tạp chí Wired cho
rằng những lãnh đạo chống dịch dưới quyền của Thủ tướng Johnson lại có cách tiếp
cận hoàn toàn khác về phòng, chống dịch. Đó là thả nổi đỉnh dịch trong nước và
xây dựng miễn nhiễm cộng đồng đối với virus.
Thả nổi đỉnh dịch là
gì?
Theo Wired, hôm 11-3,
ông David Halper, một thành viên thuộc Nhóm cố vấn khoa học cho các tình huống
khẩn cấp thuộc chính phủ Anh, tuyên bố chiến lược cho tình hình dịch hiện tại
là chủ động để virus lây lan trên diện rộng đến khi đủ người nhiễm sẽ tự hình
thành cơ chế miễn nhiễm cộng đồng và chặn đứng virus, hay còn gọi là thả nổi đỉnh
dịch. Song song với quá trình này là các cơ quan y tế sẽ triển khai các biện pháp
nhằm bảo vệ những nhóm có nguy cơ tử vong cao như người cao tuổi để virus chỉ
lây lan trong những nhóm đủ sức khỏe hình thành kháng thể.
“Đến khi không còn ai có thể nhiễm bệnh được nữa,
sẽ không có thêm ca nhiễm mới và chúng ta coi như đã đánh bại được dịch” - ông
Halper cho biết.
Trong tương lai gần vẫn
không rõ chính phủ Anh sẽ áp dụng biện pháp nào trong dài hạn để hạn chế ảnh hưởng
của COVID-19. Trước mắt, London đang bị chỉ trích vì vẫn chưa đưa ra các biện
pháp mạnh tay, chẳng hạn đóng cửa trường học. Trong số những người bày tỏ quan
ngại này có cựu bộ trưởng Y tế Anh Jeremy Hunt.
Ở châu Âu, Ý là nước được
cho là đang tiến hành thả nổi đỉnh dịch một phần và có giới hạn nhưng hiệu quả
đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Giới chức Pháp cũng tránh lệnh phong tỏa
quy mô lớn như ở Ý do lo ngại kinh tế thiệt hại nặng. Đức, nơi số người nhiễm
đã vượt mốc 3.000 người, cũng chưa áp lệnh bắt buộc hủy hoặc hoãn các sự kiện
quy mô lớn trên toàn quốc, mà chỉ dừng lại ở mức kêu gọi.
3. KẾT QUẢ KHÔNG ĐÁNG KỂ, NGUY CƠ CAO
Trên thực tế, Wired khẳng
định đây là một chiến lược quá nhiều rủi ro và nguy hiểm. Cụ thể, để đạt mức miễn
nhiễm cộng đồng thì virus phải lây nhiễm ít nhất 50% dân số Anh, hơn 33 triệu
người, để đảm bảo một ca nhiễm COVID-19 không thể lây cho nhiều hơn hai người
bình thường. Hiện tỉ lệ tử vong của nước này vào khoảng 35,71% tính đến tối
13-3, tức để chiến lược thả nổi đỉnh dịch thành công thì giới chức London phải
chấp nhận có thể hy sinh gần 12 triệu người.
Ngoài ra, việc thả cho
virus lây lan tự do cũng sẽ đặt một gánh nặng cực kỳ lớn cho hệ thống y tế Anh
trong các vấn đề như số lượng giường bệnh và khả năng giữ an toàn cho các nhóm
có nguy cơ cao.
“Tôi nghĩ rằng chỉ cần cách ly tập trung và
phong tỏa diện rộng cũng đã đủ chặn đứng virus trước khi dịch lây hơn 50% dân số
Anh rồi như thành công không thể chối cãi ở Hàn Quốc và TQ. Thậm chí việc để dịch
hoành hành trong gần một tháng tiếp theo đã là một đề nghị không thể chấp nhận
được. Chúng ta không cần thiết phải làm thế khi hệ thống giám sát và cách ly của
Anh đang hoạt động hiệu quả” - GS Jeremy Rossman thuộc ĐH Kent (Anh) nhận định.
Đồng quan điểm, TS
Brandon Brown thuộc ĐH California (Mỹ) cũng cho rằng hệ thống y tế của một nước
sẽ phải đối diện với thách thức lớn khi nhiều người nhập viện cùng lúc khi dịch
đạt đỉnh. Ông cho rằng mỗi quốc gia cần tính toán nguồn lực của mình hết sức thận
trọng để đáp ứng nhu cầu của một lượng lớn bệnh nhân.
Chuyên gia này cũng cảnh
báo một nhược điểm khác của việc thả nổi đỉnh dịch là bên cạnh virus lây lan
trong nước, chính phủ mỗi quốc gia cũng phải đề phòng khả năng COVID-19 tràn
ngược từ bên ngoài, làm gia tăng tổng số ca nhiễm.
“Nếu thực hiện các biện pháp kiềm chế dịch,
chúng ta sẽ kiểm soát được số người bị nhiễm. Khi đó các bệnh viện và phòng
khám sẽ hoạt động dễ dàng hơn, vì không rơi vào tình trạng quá tải trong một
khoảng thời gian ngắn” - chuyên gia nói, đồng thời ủng hộ các quốc gia siết chặt
biện pháp chống dịch COVID-19.
P/s: Qua ý tưởng
phòng chống dịch của một số nước TBCN như Ý, Anh... cho chúng ta thấy
rằng bản chất của TBCN là chính phủ vô trách nhiệm bỏ mặc đa số người
dân, nếu thả nổi bệnh dịch như thế thì người bị thiệt thòi là dân
nghèo, người già, người khó khăn trẻ em cơ nhỡ vì những người đó k thể có
đủ điều kiện để tự phòng chống lại dịch bệnh, trong khí đó tầng lớp
giàu có được bảo vệ do có nhiều tiền, phương tiện để đương đầu với dịch
bệnh...
Một xã hội XHCN như
Việt Nam các nước phương Tây luôn ra rả không nhân quyền không dân chủ
thì lại luôn lo cho dân luôn quan tâm đến dân như thế đấy... Chỉ có tình
thương, trách nhiệm, sự bình tĩnh và sáng suốt mới giúp loài người .v.v.
Khi dịch bệnh xảy ra tại Vũ hán, "giới văn minh phương tây” đã rất thờ ơ; ngược lại Việt Nam đã huy động cả một hệ thống chính trị, xã hội, an ninh, y tế, quân đội của Việt Nam hoạt động nhịp nhàng đồng bộ để đánh dịch, như đánh giặc; đó thực sự là một hệ thống chính trị của dân, do dân và vì dân.
Trả lờiXóaSau đại dịch này, nhiều nước trên thế giới chắc hẳn phải tìm về Việt Nam học hỏi nhiều thứ; phải học bản chất ưu việt, giá trị tinh thần cao cả của Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, trong đó tính nhân đạo, quyền con người, độc lập, tự do là cốt lõi.
Trả lờiXóaKhi đại dịch bệnh covid 19 hoành hành, thế giới đã đặt ra một câu hỏi chế độ xã hội nào sẽ đảm bảo an sinh xã hội cho người dân tốt hơn; đó là chủ nghĩa tư bản hay là chủ nghĩa xã hội. Câu trả lời chắc chắn sẽ là chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ đảm bảo an sinh xã hội cho người dân tốt hơn.
Trả lờiXóa