Tỉnh
táo với không gian mạng, đừng để mình biến thành “công cụ” làm hại đất nước
Phạm Đua
Trong xã hội
bùng nổ thông tin như hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu của tuyệt đại đa số đông người dùng mạng. Bên cạnh những lợi
ích thấy rõ thì những năm gần đây, lợi dụng sự phát triển nhanh chóng của công
nghệ thông tin và mạng Internet, các thế lực thù địch đã không ngừng tăng cường
các hoạt động tuyên truyền, phát tán nhiều loại thông tin thù địch, sai trái, độc
hại trên mạng xã hội với mức độ, ngày càng tăng nhằm chống phá cách mạng nước
ta, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ cũng như ảnh hưởng
tiêu cực tới đời sống của toàn xã hội, đòi hỏi người dùng mạng nói chung, mỗi đảng
viên, cán bộ, chiến sỹ nói riêng cần phải tỉnh táo, nhận thức đúng trách nhiệm
của mình trong ứng xử trên không gian mạng.
Với đặc thù là
công cụ kết nối, chia sẻ nhanh và dễ dàng bất kỳ nội dung nào, vào bất kỳ lúc
nào, mạng xã hội cũng có thể trở thành công cụ phá hoại, lan truyền các thông
tin xấu độc, sai sự thật, thậm chí mù quáng khó kiểm soát. Tận dụng tối đa những
chức năng và lợi thế từ mạng xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
đã quyết liệt chống phá Đảng và Nhà nước ta với nhiều hình thức, mức độ ngày
càng tinh vi, phức tạp hơn.
Nội dung chống
phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động thông qua thông tin trên mạng
xã hội rất đa dạng, từ kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế đến
pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, thậm chí đến cả diễn biến về tình hình
sức khỏe của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước. Cũng từ đó, một
số người vì nhiều lý do, vì thiếu hiểu biết, đã cố ý hay vô tình tiếp tay cho
các thế lực thù địch, phản động. Nhất là khi người dùng mạng luôn tâm lý cho rằng
các trang mạng xã hội của mình là nơi thoải mái đăng mọi thứ, thể hiện quan điểm
mà chẳng đoái hoài, suy nghĩ về hậu quả, vì thế tình trạng lệch lạc về thông
tin, hiểu sai về bản chất vấn đề ngày càng phổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng,
thực chất cá nhân sử dụng mạng xã hội không cần đọc bài mà ngay lập tức ấn chia
sẻ ngay một nội dung nào đó dẫn đến nội dung sai lệch được chia sẻ đồng loạt
trên mạng, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng.
Hiện nay, lợi dụng
các ưu thế vượt trội của mạng xã hội, các cá nhân, tổ chức phản động trong và
ngoài nước càng ráo riết, quyết liệt hơn trong việc chống phá chế độ, với mức độ
ngày càng nghiêm trọng, phạm vi ngày càng mở rộng, tính chất ngày càng phức tạp,
nguy hiểm hơn.
Vì vậy, hơn bao
giờ hết, mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và mỗi cán bộ, chiến sỹ
trong lực lượng vũ trang cần phải tỉnh táo, sáng suốt trong việc thực hiện chức
trách của mình; phải trở thành nhân tố nòng cốt trong xây dựng mặt trận đoàn kết
toàn dân; phải trí tuệ, bản lĩnh, khôn khéo, trong đấu tranh trên mạng xã hội.
Mỗi cá nhân cần
nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình khi tham gia mạng xã hội, nhằm tạo
ra một hợp lực đủ mạnh để ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin sai lệch, xấu, độc
của thế lực phản động.
Để tỉnh táo,
sáng suốt trong việc sử dụng không gian mạng, cũng như chủ động làm tốt nhiệm vụ
đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái, các quan điểm xuyên tạc, chống phá
Đảng, Nhà nước, của các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước trên mạng
xã hội, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức nói chung, người dùng mạng nói riêng cần tỉnh
táo để nhận diện và tránh mắc vào những cái bẫy nguy hiểm của các thế lực phản
động.
Làm được điều
đó, trước hết cần giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân về bảo vệ chủ quyền quốc gia, các lợi ích và sự nguy hại đến từ
không gian mạng, đặc biệt là việc giáo dục các quy định của pháp luật về quản
lý không gian mạng.Thêm nữa, cần thiết phải bồi dưỡng kỹ năng nhận diện các âm
mưu, thủ đoạn trên mạng xã hội cho mỗi cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân.
Đặc biệt, để đấu tranh có hiệu quả với các đối tượng phản động lợi dụng
không gian mạng, cần thiết phải phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của
các cơ quan, đơn vị chuyên trách, nhất là các cơ quan chuyên trách an ninh mạng
như Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công
an; Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, Bộ Quốc phòng; lực lượng bảo vệ an
ninh mạng tại bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp
hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Các cơ quan này
cần có những hoạt động hiệu quả, kịp thời để góp phần nhanh nhất đẩy lùi nguy
cơ từ các thể lực phản động lợi dụng mạng xã hội.Bên cạnh đó, mỗi người dân, tổ
chức và các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường cần nắm vững
mọi hoạt động và tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên, quần chúng, có nội dung
giáo dục, định hướng, điều chỉnh nhận thức đúng đắn, kịp thời; có trách nhiệm
trong quản lý thông tin có liên quan tới cán bộ, đảng viên và quần chúng, có kế
hoạch bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian mạng nói chung, hoạt động trên mạng
xã hội nói riêng.
Sự phát triển của
nền kinh tế, xã hội nói chung, công nghệ thông tin và mạng xã hội nói riêng
ngày càng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi con người cần phải luôn học
tập để có thể thích ứng với sự biến đổi. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta
quên mất sự cảnh giác đối với những thế lực lợi dụng sự phát triển để chống
phá.Mạng xã hội không xấu, điều quan trọng là mỗi cá nhân phải phải tự xây dựng
được cho mình bản lĩnh tiếp nhận và vững vàng khi tham gia vào không gian ảo những
cũng không ít cạm bẫy này.
Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa