Xuân
Ngọc
Trong thời gian gần đây,
các thế lực thù địch, cơ hội chính trị ráo riết đẩy mạnh việc truyền bá các quan điểm sai trái,
tiếp tục thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên mạng Internet. Chúng cho rằng, tình hình kinh tế
Việt Nam đang suy thoái, khó khăn sẽ tác động lớn đến tư tưởng dân chúng, đặc
biệt, lợi dụng một số sự kiện:Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng;
công tác chuẩn bị Bầu cử Quốc hội khóa XIV; công tác đối ngoại của nước ta với
các nước lớn..., chúng tự coi đây là thời cơ “ngàn năm có một” để kích động
trạng thái “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Mạng Internet được
chúng coi là phương tiện chủ yếu để chuyển tải, phát tán các thông tin sai
trái, thù địch đến đông đảo cán bộ, quần chúng nhân dân. Chính vì vậy việc nhận
dạng chính xác âm mưu, thủ đoạn và đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan điểm
sai trái, thù địch của các thế lực thù địch trên mạng Internet là hết sức cần
thiết.
Trước
sự chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta đã tích cực, chủ động triển
khai nhiều biện pháp đấu tranh phòng, chống trên mạng Internet và đã thu được
những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn tồn tại những khó
khăn, bất cập trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, thủ
đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên mạng Internet. Có một thực tế là
hiện nay không ít người trong chúng ta vẫn cho rằng chỉ cần dùng những biện
pháp kỹ thuật (ví dụ như thiết lập tường lửa hay dùng phần mềm…) là có thể ngăn
chặn được các website, blog độc hại, coi đây là giải pháp tối ưu trong cuộc đấu
tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng Internet. Nhưng trên
thực tế, biện pháp này ngày càng bộc lộ sự hạn chế với sự ra đời của các phần
mềm vượt tường lửa hay đơn giản là việc thiết lập lại địa chỉ proxy trên máy
tính. Hơn nữa, với công nghệ, kỹ thuật hiện nay, việc thiết lập một trang web
hay tạo một tài khoản facebook chỉ mất vài phút và phần lớn mọi người chỉ cần
một chút kiến thức về tin học là cũng có thể thiết lập được một tài khoản email
hay vào bất cứ một trang web nào trên mạng. Có thể nói gần như chúng ta không
thể ngăn chặn được bất cứ cá nhân hay tổ chức nào khai thác, công bố thông tin
dù là chính thống hay không chính thống trên mạng Internet. Chính vì vậy, cuộc
đấu tranh nhằm chống lại các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng Internet
hiện nay bản thân tự nó đang đặt ra nhiều vấn đề mới cần được nhận thức sâu sắc
hơn.
Thời gian qua các thông tin xấu, độc tràn lan trên mạng xã hội; kéo theo đó là hàng loạt trường hợp bị xử lý nghiêm khắc do phát tán các thông tin xấu, độc; vì vậy người xử dụng mạng xã hội phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóaGiai đoạn này trên các trang MXH tràn lan các thông tin xấu, độc; nếu không có biện pháp ngăn chặn thì hết sức nguy hiểm; vì vậy Nghị định 15/2020/NĐ-CP ra đời lúc này là hết sức cần thiết.
Trả lờiXóaHiện nay trên các trang mạng xã hội tràn lan các thông tin xấu độc; hầu hết là các tin xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, chống đối chính quyền. Vì vậy cần triển khai các nhiệm vụ trong hoạt động nhận diện và phòng chống các thông tin xấu độc, sai sự thật trên môi trường mạng.
Trả lờiXóa