Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

PHÁT BIỂU ĐI NGƯỢC Ý ĐẢNG, LÒNG DÂN CỦA MỘT VỊ TIẾN SỸ KINH TẾ GIỮA LÚC ĐẠI DỊCH VIRUS CORONA HOÀNH HÀNH


                                                          Đình Thế
          Câu chuyện “hét” giá khẩu trang giữa thời điểm dịch virus Corona đang là tâm điểm nóng suốt hơn 10 ngày nay. Phần lớn người dân ủng hộ khi các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý các cửa hàng nâng giá khẩu trang lên nhiều lần. Tuy nhiên ở một góc nhìn khác, một số chuyên gia kinh tế cho rằng đây chính là câu hỏi muôn thủa của đạo đức và kinh tế học.

          Theo số liệu của Tổng cục QLTT, trong ngày 04/02/2020, lực lượng QLTT trên cả nước đã kiểm tra 338 cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế, hiệu thuốc đối với mặt hàng khẩu trang và nước sát khuẩn. Trong số các cửa hàng bị kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện 95 cửa hàng vi phạm với tổng số tiền xử phạt 197.100.000 đồng. Tạm giữ 137.776 khẩu trang các loại. Như vậy, từ ngày 31/01-04/02, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý: 2.180 vụ. Tạm giữ 466.326 chiếc khẩu trang các loại.
          Theo nhận định, hiện nay tình hình dịch bệnh nCoV đang có diễn biến phức tạp, nhu cầu về trang thiết bị phòng dịch gia tăng. Tình trạng người dân chen lấn, xô đẩy mua khẩu trang y tế, nước sát trùng về tích trữ đã giảm do hoạt động kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng. Tuy nhiên, vẫn xảy ra hiện tượng khan hàng và có biến động giá các mặt hàng khẩu trang, nước sát trùng và găng tay y tế phục vụ phòng bệnh. Tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, hầu hết các quầy thuốc, cơ sở kinh doanh hàng hoá là trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khoẻ dùng để phòng, chữa bệnh vẫn có khẩu trang bán nhưng số lượng ít, bán cho mỗi người số lượng hạn chế và giá tăng cao hơn trước. Nhiều cơ sở kinh doanh, quầy thuốc treo biển “Không còn khẩu trang để bán”; “khẩu trang y tế hết hàng”; “hết khẩu trang, nước rửa tay” do nguồn cung mặt hàng khẩu trang, nước sát trùng hạn chế.
          Việc tăng giá bán khẩu trang giữa đại dịch Corona đang bùng phát khiến dư luận suốt 1 tuần nay gây ít tranh cãi. Phần lớn đều lên án hành vi này, cho rằng việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá hàng hóa là không chấp nhận được và cần phải xử lý. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế lại bày tỏ một góc nhìn khác về câu chuyện tăng giá khẩu trang giữa đại dịch Corona.
          Chuyên gia pháp chế Nguyễn Minh Đức (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) cho rằng việc đúng hay sai vẫn đang gây tranh cãi. Theo ông Đức, đây là một câu hỏi muôn thủa của đạo đức và kinh tế học.
Vị chuyên gia này phân tích, ở một khía cạnh thì việc tăng giá sẽ tước đi cơ hội tiếp cận hàng hoá thiết yếu của khá nhiều người do họ không có đủ tiền. Đây là một hành vi vô đạo đức vì người bán chạy theo đồng tiền mà không đếm xỉa gì đến
          TS Huỳnh Thế Du (Trường ĐH Fulbirght Việt Nam) cho rằng, việc cấm tăng giá khẩu trang là lợi bất cập hại. Ông Du dẫn giải câu chuyện: Thạch Sùng là truyện dân gian của Việt Nam kể về một người tham lam trục lợi trên nỗi đau hay sự khốn khổ của những người khác khi thiên tại địch họa xảy ra. Hành vi này bị lên án trong hầu hết các xã hội.
          Trên các diễn đàn, các chuyên gia kinh tế cũng có nhiều ý kiến khác nhau trên hai khía cạnh đạo đức và kinh doanh, trong đó điển hình là quan điểm của TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách: Bắt các hiệu thuốc bán đúng giá khẩu trang là chính sách nông cạn, dốt nát, ông ta nói: “Khi đã kiểm tra nhà thuốc và phát hiện các lỗi khác thì OK, theo luật mà làm. Nhưng nếu phát hiện họ còn dư hàng mà không muốn bán mà phạt họ thì là rất vô văn hóa, vô pháp và vi phạm quyền tự do kinh doanh một cách trắng trợn và dốt nát”
          Nếu đây là quan điểm của một ông chuyên gia về kinh tế (hãy khoan nói về chuyên môn) thì tôi đánh giá trình độ hiểu biết về quy định pháp luật của vị chuyên gia này có vấn đề.
          Sinh thời Bác Hồ có nói: Việc gì có lợi cho dân thì làm. Thứ nữa, khoản 5, điều 31 Luật Dược quy định: “Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa” và Điều 196 Bộ luật Hình sự cũng đã quy định rất rõ các mức tù về tội lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để đầu cơ. Vậy ông chuyên gia kinh tế này đã học luật và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa?
          Cũng xin nói thêm, khi gặp thiên tai địch họa hoặc những trường hợp khẩn cấp ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, Nhà nước có quyền trưng mua, trưng dụng hàng hóa, tài sản. Chưa nói đến chức năng điều tiết, quản lý giá của ngành công thương. Đây là quyền hiến định ghi trong hiến pháp và BLDS. Không hiểu sao vị TS này nói là vô pháp? Không nhẽ đi ngược chủ trương của nhà nước là chung tay đẩy lùi đại dịch à. Vậy phát ngôn của ông có được xem là có hành vi chống đối không nhỉ?
          Tình trạng bệnh dịch là tình trạng đặc biệt, thậm chí mang tính khẩn cấp cần những chính sách khác biệt để ổn định xã hội! Hoảng loạn xã hội rất dễ dẫn đến bạo động, bạo loạn! Ông là Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách mà không thể lường trước được những vấn đề nghiêm trọng như vậy sao?
          Hay chính chuyên gia Nguyễn Đức Thành cũng đang kinh doanh khẩu trang? Đồng ý là các nhà thuốc được tư do buôn bán, nhưng trong hoàn cảnh cả thế giới đang chung tay góp sức phòng chống dịch, hàng khẩu trang thì khan hiếm…vậy mà các nhà thuốc còn lợi dụng, đục nước béo cò, hùa nhau găm hàng, bán giá cao gấp nhiều lần… mà còn cổ súy thì cái gì mới là vô pháp, vô thiên, vô nhân đạo thưa ông Tiến sĩ?
          Hãy nhìn thế giới xem họ đã xử phạt những kẻ đầu cơ này nặng đến mức nào: Hàn Quốc đã tăng mức phạt 42.000$ nếu đầu cơ tích trữ khẩu trang và các sản phẩm phòng bệnh trong bối cảnh bùng phát virus corona mới (nCoV). Hay một cửa hàng thuốc ở Bắc Kinh bị phạt 3 triệu nhân dân tệ (khoảng 10 tỉ đồng) vì tăng giá bán khẩu trang gấp gần 6 lần so với bình thường. Vậy theo ý của ông tiến sĩ, việc Việt Nam ta ra mức phạt 10-15 triệu đồng và bồi hoàn tiền cho người tiêu dùng với hành vi găm hàng, tăng giá là a dua với quốc tế, bắt tay với các nước trong việc “vi phạm trắng trợn quyền tự do kinh doanh”, là “dốt nát, vô văn hóa”?
          Cả thế giới chung tay đẩy lùi đại dịch. Vậy mà còn bao che cho lũ “gặm nhấm” tương lai đất nước…. đó mới là “thông minh và có văn hóa” thưa ông Tiến sĩ? Ông nói cơ quan chức năng vô văn hóa vậy theo tôi suy nghĩ của ông là vô nhân đạo. Làm người ai lại nói những lời bàng quan với nỗi đau của nhân loại như vậy. Không biết chức danh Tiến sĩ của ông từ đâu mà có mà sao tư duy lại nông cạn đến thế?



1 nhận xét:

  1. Trong lúc cả nước đang căng mình chống dịch thì hiện tượng nâng giá khẩu trang... sai quy định Phải bị xử lý nghiêm khắc

    Trả lờiXóa