Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

NHẬN DIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN HIỆN NAY


NHẬN DIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU TRANH
TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN HIỆN NAY
                                                                                                MR.JHON

         Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đã và đang như vậy. Phương diện tư tưởng, lý luận chính trị của chúng ta cũng như vậy, không nằm ngoài quy luật đó. 

Hiện nay, sau hơn 32 năm đổi mới, trên đường tiến tới Đại hội XIII của Đảng, cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận đang đối mặt với rất nhiều thử thách. Mấy năm nay, với “hàng núi” sách báo chống Đảng, hàng trăm giọng điệu công kích, bôi nhọ, phủ nhận, với hàng nghìn thủ đoạn đủ loại, trên mọi phương diện, đang tràn ngập mạng internet: về nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng, về Đảng và sự cầm quyền của Đảng, về thể chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về hệ thống chính trị và về đội ngũ cán bộ, đảng viên...
Cuộc đấu tranh về tư tưởng, lý luận chính trị của chúng ta hiện nay đang đối mặt, thậm chí bị chi phối, bị cản trở và phải đối diện với tối thiểu chính những điều đó. Đó là những trở lực chết người trên con đường kiến tạo nền tư tưởng thống nhất, lý luận kiên định, độc lập và sáng tạo bảo đảm dẫn dắt công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ, dưới ngọn cờ của Đảng. Các thế lực thù địch tập trung chống phá vào những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, công phá nền tảng tư tưởng chính trị và thủ tiêu ý thức hệ.
        Thứ hai, bôi nhọ, xuyên tạc đường lối chính trị và công phá thể chế chính trị.
        Thứ ba, tung hỏa mù về “đảng trị” và vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.
Thứ tư, chia rẽ phá hoại mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. 
Thứ năm, khoét sâu vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền với thể chế xã hội chủ nghĩa nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống lại nhân dân.
        Thứ sáu, thông qua vấn đề chính trị gia và quan hệ giữa các nhà lãnh đạo chính trị, giữa các lực lượng nhằm xâm hại thể chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
        Thứ bảy, chung quanh vấn đề quan hệ quốc tế, võ đoán các nguy cơ cái gọi là “đu dây bên miệng hố”, kích động cái gọi là “bài”, “thoát” nước này, liên minh với nước khác, cốt phá hoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong hội nhập quốc tế của Đảng ta, cổ xúy cho chủ nghĩa ly khai, xâm hại nhân dân, phá vỡ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
Thứ tám, các trào lưu tư tưởng, lý luận du nhập, thẩm thấu bằng mọi con đường, âm mưu gặm nhấm, công phá làm băng hoại dưới mọi hình thức, quy mô và mức độ tư tưởng, lý luận của chúng ta từ nền tảng. 
Đó là chủ nghĩa tự do mới, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bá quyền với vô vàn hình thức... đang thâm nhập từ bên ngoài cấu kết với chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa hưởng lạc, dưới nhiều biến thể, tồn tích rất lâu từ bên trong với âm mưu làm băng hoại nền tảng tư tưởng của chúng ta bằng đủ quy mô, tính chất và mức độ; làm chệch hướng con đường xã hội chủ nghĩa; làm rã rời sự cố kết đồng thuận toàn dân tộc ta; đánh sập vị thế, năng lực và uy tín cầm quyền của Đảng ta và cô lập nước ta trên trường quốc tế. 
Những trào lưu tư tưởng, lý luận đó thâm nhập vào nước ta bằng các con đường giao lưu tư tưởng, thông qua hội nhập quốc tế, bằng thủ đoạn kinh tế, văn hóa... hết sức tinh vi, biến ảo; và chúng thường trú ngụ và phát tác từ các phần tử thoái hóa, biến chất, nằm ở tất cả các cấp của hệ thống chính trị, thúc đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến hòa bình” công phá từ bên ngoài thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ trong nội bộ rất nguy hiểm. 
Tất cả nhằm thủ tiêu Đảng, cô lập đất nước ta và chuyển hóa thể chế chính trị một cách nhanh nhất, ngắn nhất và nguy hiểm nhất.
Vấn đề tư tưởng phải được giải quyết bắt đầu từ tư tưởng, trước khi bằng con đường tổ chức, pháp luật. Nhưng, không thể chỉ giải quyết triệt để những vấn đề tư tưởng, lý luận bằng chính vấn đề tư tưởng, lý luận một cách thuần túy, thậm chí rất suông. 


1 nhận xét: