ĐT
Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) là tổ chức phi chính phủ (NGO) được thành lập
năm 1988, có trụ sở tại New York (Mỹ) với tôn chỉ, mục đích nghiên cứu, cổ vũ
cho cái gọi là phát triển nhân quyền; liên tục “núp bóng”, lợi dụng nhân quyền
tuyên truyền xuyên tạc, tán phát những nội dung sai trái, kích động, can thiệp,
điều lái vào công việc nội bộ, gây bất ổn chính trị ở các quốc gia. Đúng hẹn
lại lên, trong bản “Báo cáo Thế giới” năm 2019 dày 652 trang, HMR đề cập đến
Việt Nam với những thông tin thiếu căn cứ như: vi phạm dân chủ, hành hung, kết
án người vô tội... xâm phạm quyền cơ bản của số “dân chủ” trong nước.
HRW - một tổ chức lập dị. Danh nghĩa hoạt động là một tổ chức TƯ NHÂN, lại tự
cho mình có quyền giám sát, can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có
chủ quyền. Coi thường quyền chủ quyền, mặc cho các điều ước, Hiến chương của
Liên Hợp Quốc 1945 coi đây là một nguyên tắc CẤM (Điều 2). Hay cả Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc đã khẳng định cụ thể và rõ ràng “không quốc gia nào hay nhóm quốc gia nào
có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do gì vào công việc
đối nội và đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào khác”. Một tổ chức tư nhân thuần
túy liệu có đủ tiềm lực làm việc này, nếu không có sự chống lưng?
Có lẽ xuất phát từ mối nguy cơ
nào đó, những năm qua vô cớ HRW không ngừng quan tâm đến Việt
Nam, một quốc gia nội lực, tượng đài của chủ nghĩa xã hội, đã bao lần phải đứng
lên đấu tranh giành quyền sống, quyền làm người từ tay thực dân, đế quốc xâm
lược ở “PHƯƠNG TÂY”, ngày càng chứng minh tiềm lực quốc gia trên chính trường
quốc tế và khu vực. Hay HRW đều là bọn người khiếm khuyết về tai mắt, dư dã về thời gian để
bọn “Dân chủ” cỏn con ở Việt Nam lừa bịp móc túi. Nếu đơn giản thế, chính phủ
Nga (đất nước có bề dày lịch sử đối trọng với các nước Phương Tây) đã không
quyết định “treo giò” HRW cùng nhiều tổ chức phi chính phủ khác vì lý do can
thiệp nội bộ của mình.
Liên tục với những chỉ trích, coi thường luật pháp
nước ta, kích động đám “dân chủ” lên tiếng, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng,
đòi đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập; gây bất ổn chính trị nhằm tạo cớ cho
các thể lực thù địch, các nước Phương Tây can thiệp, âm mưu thực hiện “diễn
biến hòa bình” cấp độ bạo loạn ở Việt Nam. Phong trào Ô Vàng Hồng Kông đã đến
hồi kết bằng việc Mỹ thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông trong
bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc chưa có hồi kết. Với cái kết Mỹ kiểm soát, đánh giá mức độ tự trị
hằng năm cũng như sẵn sàng áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ lên quan
chức, chính quyền Hồng Kông thì dân chủ đòi tự do có thật sự là tự do.
Với ưu thế trên, chắc chắn rằng virus “dân chủ”
tiếp tục là chiêu bài làm bùng phát cơn đại dịch “cách mạng màu - giấc mơ của các nước Phương Tây” và HRW được coi
kẻ trung gian môi giới, hưởng lợi. Do đó, khi nhắc tới HRW, mỗi chúng
ta hãy có cách nhìn nhận đúng đắn để không mộng tưởng cái “dân chủ” mà họ rêu
rao!
Kẻ phản động thường lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta phải tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và đấu tranh phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái của chúng.
Trả lờiXóaCác tổ chức phản động dù có bịa đặt, vu cáo, xuyên tạc đến đâu thì cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng Việt Nam là một nước luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, dân chủ, nhân quyền.
Trả lờiXóaViệt Nam được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Hội đồng Nhân quyền thế giới với số phiếu tín nhiệm gần như tuyệt đối. Kết quả đó là sự ghi nhận và tin cậy của cộng đồng quốc tế đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Bọn phản động dù có xuyên tạc như thế nào đi chăng nữa cũng không thể phủ nhận điều đó.
Trả lờiXóa