Hùng Thế
Những ngày gần đây,
nhiều trang mạng xã hội, kẻ xấu rêu rao rằng Việt Nam không có dân chủ, chế độ
xã hội mà Việt Nam đang xây dựng là chế độ độc đảng toàn trị...; đặc biệt trên
trang mạng Dân Làm Báo, đối tượng Nguyễn Ngọc Già đã đăng tải bài “tôi đã tìm ra điều giản dị”... Đây là những giọng
điệu xuyên tạc, bịa đặt nhằm thực hiện mưu đồ chính trị của thế lực thù địch
nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Do vậy chúng ta cần nhận thức rõ ràng và
đầy đủ về dân chủ ở Việt Nam để có thái độ, hành động đúng.
Đảng ta luôn khẳng định
tầm quan trọng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) với tư cách vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước; đặc biệt coi trọng phát huy
dân chủ trong mọi tổ chức, hoạt động của mình; bảo đảm quyền lực thực sự thuộc
về nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đáp ứng nguyện vọng, lợi ích chính đáng
của quần chúng nhân dân, dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta đang xây dựng,
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Dân chủ XHCN là
nền dân chủ trong đó tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Điều đó không chỉ được
khẳng định trong Hiến pháp, pháp luật nước ta, mà còn được thể hiện sinh động
trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Đảng, Nhà nước ta luôn nỗ lực phát huy mạnh
mẽ quyền dân chủ của người dân trong hoàn thiện và thực thi pháp luật, cơ chế,
chính sách phát triển KT-XH. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, công bằng
xã hội và phải được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực xã hội. Bảo đảm cho nhân
dân tham gia tất cả các khâu của quá trình hoạch định, triển khai đường lối,
chủ trương, chính sách, pháp luật trên thực tế. Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định, dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và do nhân dân làm chủ là đặc
trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng; xây dựng nền dân chủ XHCN là một
trong những phương hướng cơ bản cho việc thực hiện mục tiêu tổng quát khi kết
thúc thời kỳ quá độ lên CNXH. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến
Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người,
quyền công dân", tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và phải được
thể chế hóa quyền lực đó bằng pháp luật, được pháp luật bảo hộ. Quyền con
người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ theo pháp luật; gắn
quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xã hội.
Trong những năm
qua, việc xây dựng, phát huy dân chủ ở Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Dân chủ trong Đảng, trong hệ thống chính trị và
toàn xã hội không ngừng được mở rộng; quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được
bảo đảm phát huy trên thực tế. Hoạt động của Quốc hội ngày càng dân
chủ, công khai; hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các phiên họp của
Quốc hội, lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê
chuẩn được chú trọng đẩy mạnh. Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội,
đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Quy chế
dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã tạo
điều kiện cho các tầng lớp nhân dân được tham gia vào tiến trình xây dựng,
hoạch định và giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, được bày tỏ quan điểm, chính kiến công khai và được pháp
luật bảo hộ. Đặc biệt, thời gian qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc đấu
tranh chống tham nhũng, xử lý nghiêm minh các cá nhân tham nhũng, hối lộ, kể cả
các quan chức cao cấp trong Đảng, Nhà nước; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy Nhà
nước những cán bộ yếu kém, tiêu cực, sách nhiễu nhân dân. Đảng ta đã khẳng định
“không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu
cực, người nào vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật, không loại trừ
bất kỳ ai.
Bên cạnh những kết quả
đạt được, cần thẳng thắn chỉ ra trong xây dựng và phát huy dân chủ chúng ta vẫn
còn những tồn tại. Đáng chú ý là tình trạng một bộ phận đảng viên, cán bộ,
đảng viên có chức, quyền chưa gương mẫu, thiếu tôn trọng dân chủ, quan cách,
gia trưởng, độc đoán,... Do nhận thức chưa đầy đủ, không rõ ràng nên một bộ
phận người dân lợi dụng dân chủ để yêu cầu, đòi hỏi không chính đáng, không
đúng pháp luật, coi thường kỷ cương, phép nước, thậm chí bị các thế lực thù
địch lợi dụng, kích động, lôi kéo tham gia biểu tình, gây rối, tụ tập đông
người, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vi phạm pháp luật....
Do vậy Đảng, Nhà nước
Việt Nam khẳng định quyết tâm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong xây dựng
và thực hiện dân chủ bằng nhiều giải pháp đồng bộ. Đại hội XII của Đảng đã
khẳng định: “Tiếp tục phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của
nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân
tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến
lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh
luận đến giám sát quá trình thực hiện. Tập trung xây dựng những văn bản pháp
luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân”. Nhưng Văn kiện Đại
hội XII của Đảng cũng chỉ rõ: “Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường
pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo
đức xã hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý
nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân
dân”.
Để xây dựng và thực hiện
dân chủ chính là vai trò của đội ngũ đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu cấp
ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị. Cán bộ, đảng viên phải gương
mẫu, mà thể hiện trước hết ở việc bản thân mỗi người phải tích cực, chủ động
quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ, rõ ràng và toàn diện các quan điểm, đường
lối của Đảng về xây dựng và phát huy dân chủ. Đồng thời, đảng viên phải là đầu
tàu trong thực hiện xây dựng và phát huy dân chủ. Trên cơ sở đó, đảng viên phải
tích cực tham gia vào việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức, hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc, giúp đỡ quần chúng thực hiện và phát huy dân chủ, đặc biệt là ở
cơ sở. Cùng với phát huy, mở rộng dân chủ, đảng viên phải chú trọng giữ nghiêm
kỷ cương, kỷ luật; đề cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân; kiên quyết
đấu tranh phê phán, lên án, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, lợi
dụng dân chủ, coi thường kỷ cương phép nước, làm hại đến lợi ích quốc gia, dân
tộc, lợi ích của nhân dân.
Nộ dung bài viết rất hay, các bạn nên tìm hiểu
Trả lờiXóa