CẦN NGHIÊM TRỊ NHỮNG HÀNH VI LỢI DỤNG DỊCH
CÚM VIRUS CORONA ĐỂ TRỤC LỢI
3h sáng 31/1 (giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát của chủng virus Corona mới là "tình
trạng khẩn cấp y tế toàn cầu". Và chiều ngày 01/2/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số
173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của
virus Corona gây ra.
Con số hàng trăm người thiệt mạng và hàng chục nghìn người được
chẩn đoán mắc loại virus nCoV tại Trung Quốc khiến cộng đồng lo lắng, sợ hãi.
Tại Việt Nam tính đến ngày 02/02/2020 có 7 người mắc, 97 người nghi nhiễm virus
nCoV khiến cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe
của người dân. Tuy nhiên, trong tình huống cấp bách này lại liên tục xuất hiện
những tin đồn thất thiệt gây hoang mang nhiễu loạn và hành vi vô trách nhiệm,
trục lợi bất chính như trốn kiểm tra y tế ở sân bay, bán khẩu trang, nước sát
trùng… đội giá gấp nhiều lần.
Ai theo dõi sát thông tin dịch cúm corona sẽ
biết đến câu chuyện một phụ nữ có biểu hiện bất thường về sức khỏe (mệt mỏi vã
mồ hôi trên máy bay) bỏ về trước khi kiểm soát y tế ở sân bay Cát Bi. Rồi
chuyện một phụ nữ ở TP. Huế, một nam thanh niên ở Quảng Ninh, một facebooker
T.T ở Vũng Tàu, hai trường hợp ở Vĩnh Phúc… đã tung tin sai sự thật trên mạng
xã hội về việc có người nhập viện do nhiễm virus corona ở những địa bàn nói
trên khiến người dân địa phương hoang mang, lo lắng. Điều đáng nói là những
thông tin gây hoang mang này, đánh trúng vào tâm lý sợ hãi nên thường được chia
sẻ với tốc độ nhanh với ảnh hưởng xấu.
Tệ hại hơn là hành vi lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân để
trục lợi bất chính trước tình hình virus corona. Điển hình nhất là câu chuyện
về Công ty Cổ phần dịch vụ hàng không Taseco bán khẩu trang tại sân bay với giá
35.000 đồng/cái gây xôn xao dư luận thời gian qua. Từ trước tới nay, các hàng
quán trong sân bay luôn có "giá trên trời" nhưng việc bán khẩu trang
dùng 1 lần với giá 35.000 đồng/chiếc là không thể chấp nhận được. Đây là kiểu
làm ăn thiếu đạo đức, lợi dụng tâm lý lo lắng, địa chỉ bán độc quyền ở sân bay
để tăng giá cao trục lợi bất chính.
Tất nhiên, sau khi mạng xã hội lên án thì lãnh đạo Công ty này đã
tặng 10.000 cái khẩu trang tại sân bay nhưng đây được cho là hành vi khỏa lấp
việc làm thiếu đạo đức trước đó mà thôi.
Không chỉ riêng công ty Taseco, mà mấy ngày qua, rất nhiều các đơn
vị, cửa hàng, hiệu thuốc bán khẩu trang, nước sát trùng… cũng tăng giá cao bất
thường, buộc các cơ quan chức năng phải "thêm việc" trong thời điểm
đang phải chống dịch. chỉ trong 3 ngày từ 31/1-2/2, lực lượng quản lý thị trường đã
kiểm tra, xử lý 1.221 vụ, tạm giữ 318.616 chiếc khẩu trang.
Những kẻ bịa đặt thông tin để thỏa mãn sở thích sống ảo, tăng giá
trục lợi bất chính đã phải nhận một cái kết xứng đáng. Dù vậy, dư luận vẫn cho
rằng các cơ quan chức năng cần nghiên cứu bổ sung mức phạt tăng nặng để đủ sức
răn đe hơn với những tình huống tương tự.
Ngược lại, cũng trong thời điểm này, cùng với cả hệ thống chính
trị (Chính phủ, Bộ Y tế, hệ thống bệnh viện, cơ quan chức năng liên quan…) đã
có rất nhiều những mạnh thường quân cùng chung sức giúp đỡ trong công tác phòng
chống virus corona.
Thời điểm xuất hiện virus corana, cách khôn ngoan nhất để bảo vệ
mình và người thân là phải thật sự tỉnh táo. Bởi không chỉ đứng trước dịch cúm
corona mà trước bất cứ tình hình huống cấp bách nào việc hoang mang, lo sợ cũng
khiến chúng ta dễ rơi vào việc giải quyết sai lầm. Thờ ơ hay lạc quan cho rằng
virus sẽ bỏ qua mình mà không áp dụng các biện pháp bảo vệ sẽ rất nguy hiểm.
Công tác, phòng chống virus nCoV vẫn đang tiếp diễn, những thông
tin sai lệch, hành vi trục lợi bất chính sẽ chưa dừng lại nên khi tiếp nhận
thông tin về dịch cúm trên mạng xã hội hãy tự hỏi bản thân rằng: Thông tin này
tới từ đâu? Có chuẩn xác không? Thông tin có sử dụng ngôn từ phóng đại hay
không? Mục đích thông tin đưa ra là gì? Nguồn tin này có đáng tin cậy? Đồng
thời tuyệt đối không lan truyền thông tin khi chưa kiểm chứng. Nếu không bạn sẽ
vô tình tiếp tay cho hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Và đặc biệt hãy kiểm
tra lại thông tin chính thống được công bố.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta đã từng chiến thắng SARS hay H5N1, giảm
thiểu những hệ quả xấu do chúng gây ra. Nói như vậy, có nghĩa là chính quyền
của chúng ta nói chung và Bộ Y tế nói riêng đã đối phó một cách nhanh và rất
hữu hiệu với nVov. Thông tin sai lệch trên mạng xã hội đôi khi làm chúng ta
hoảng loạn vô hình chung trở thành một thảm họa kép đi kèm với sự tấn công của
virus sẽ rất khó lường.
Thông tin rất minh bạch, không giấu diếm cùng với sự vào cuộc
nhanh chóng (không đón Tết cổ truyền của lực lượng y tế), kiểm soát khống chế
đó là sự đáng nể, đáng trân trọng và sự nỗ lực rất cao của Nhà nước cũng như Bộ
Y tế. Vì vậy, chúng ta hãy tin vào chính mình, tin vào sự kiểm soát dịch của cơ
quan chức năng và Nhà nước. Đừng để sự đồn thổi, sợ hãi làm chúng ta trở nên bế
tắc trong khi chỉ cần áp dụng kiến thức được khuyến cáo cũng tự bảo vệ được
mình và người thân.
Cùng với đó, cần thể hiện rõ quan điểm với hành vi sai trái (câu
like, tung tin thất thiệt, trục lợi bất chính, đầu cơ) là tội ác, cần phải bị
trừng phạt.
THN
Tất cả những người lợi dụng dịch bệnh để trục lợi phải bị xử lý nghiêm khắc
Trả lờiXóa