Báo chí cách mạng Việt Nam là tiếng
nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội và là diễn đàn của nhân
dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Trong
những năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã tích cực tuyên truyền Chủ nghĩa
Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thi đua thực hiện
thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các nhà báo là cán bộ chính trị
của Đảng và đoàn thể, là lực lượng xung kích đi đầu trong bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Để thực
hiện tốt nhiệm vụ chính trị ấy, bên cạnh việc học tập, bồi dưỡng trình độ
nghiệp vụ, đòi hỏi các cơ quan báo chí phải duy trì thường xuyên việc học tập
nâng cao trình độ lý luận chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, phóng viên (CB,
PV) giỏi về năng lực chuyên môn và nắm chắc, hiểu sâu những nguyên lý cơ bản
của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh...
Không thể xem nhẹ việc bồi dưỡng lý
luận chính trị cho các nhà báo
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng căn dặn các thế hệ cán bộ cách mạng về vai trò của lý luận. Người chỉ ra
rằng: "Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa
chậm chạp vừa hay vấp váp". Đề cập vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng
lý luận chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Không có lý luận chính
trị thì chí khí kém cương quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh
dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách
mạng". Những căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên giá
trị lý luận và thực tiễn; là “kim chỉ nam” để Đảng ta xác định đúng vị trí, vai
trò, tầm quan trọng của giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính
trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung và đội ngũ cán bộ báo chí nói
riêng. Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị liên quan trực tiếp đến công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị, có ý nghĩa to lớn trong việc
tuyên truyền, giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân.
Trong suốt 90 năm qua, Đảng ta luôn thể hiện sự coi trọng công tác tư tưởng, lý
luận.
Đối với CB, PV báo chí, việc học
tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị càng có vai trò, ý nghĩa
quan trọng. Có thể khái quát vai trò, ý nghĩa ấy thể hiện trong một số nội dung
chính như sau: Trước hết, trình độ lý luận chính trị được nâng cao giúp cho CB,
PV có sự hiểu biết sâu sắc, đầy đủ và toàn diện hơn những tri thức lý luận
chính trị; từ đó trang bị cho mình vốn tri thức khoa học lý luận, làm cơ sở cho
CB, PV nhìn nhận, xem xét, đánh giá các sự kiện, vấn đề tự nhiên và xã hội
khách quan, toàn diện, cụ thể và khoa học. Mặt khác, việc học tập, nghiên cứu
lý luận chính trị nhằm củng cố niềm tin và bản lĩnh chính trị, lập trường ý
thức giai cấp và tinh thần yêu nước, từ đó tiếp thêm động lực để CB, PV tích
cực, tự giác hành động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cơ quan báo
chí nói chung và nhiệm vụ đấu tranh làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa
bình" nói riêng. Đồng thời việc học tập và nghiên cứu lý luận chính trị
nhằm cung cấp cho CB, PV thế giới quan, phương pháp luận cách mạng và khoa học,
từ đó vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống, xem xét và giải quyết
đúng đắn những vấn đề đặt ra từ thực tiễn mà dư luận quan tâm.
Bồi dưỡng trình độ lý luận chính
trị cho các nhà báo là đòi hỏi cấp thiết
Tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng
tư tưởng là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trực
tiếp là cơ quan chức năng và đội ngũ những người làm công tác tư tưởng của
Đảng, trong đó có tổ chức đảng ở các cơ quan báo chí và các nhà báo. Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây
bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ". Những năm qua, tổ chức đảng ở
các cơ quan báo chí đã lãnh đạo công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng giành được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt, báo chí đã tích cực tuyên
truyền Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; làm tốt nhiệm vụ là tiếng nói của
Đảng, của Nhà nước, trở thành diễn đàn của nhân dân. Báo chí đã cổ vũ, nhân
rộng những tấm gương điển hình tiên tiến, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh
tư tưởng, đấu tranh lý luận, chống âm mưu và thủ đoạn "diễn biến hòa
bình" của các thế lực thù địch, góp phần ổn định chính trị, tạo ra bầu
không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội. Nhiều cơ quan báo chí đã xung kích đi
đầu trên mặt trận đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng./.
Để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với tinh thần quyết liệt, kịp thời, đem lại kết quả cụ thể.
Trả lờiXóa