ĐẤU TRANH VỚI SỰ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Quang Phú
Những năm gần
đây các thế lực thù địch, chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, muốn phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng bộc lộ nhiều hơn. Nhất là trong thời đại “cách mạng 4.0”, các thế lực đù địch đã triệt để lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà
nước dưới nhiều hình thức như xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước.
Đặc biệt,
trong điều kiện, năm 2020, chúng ta tiến hành Đại hội Đảng các cấp để tiến tới
Đại hội Đảng toàn quốc đầu năm 2021, các phần tử chống đối Đảng và Nhà nước đã không từ một thủ đoạn, hình thức nào để kích động, chống phá, quấy rối,
xuyên tạc đường lối của Đảng và Nhà nước ta, làm ảnh hưởng mối quan hệ máu thịt
giữa Đảng và Nhân dân; giữa Đảng và
Tổ quốc… Để ngăn chặn được tình trạng này, có nhiều việc phải làm.
Đầu tiên, chúng ta phải tuyên truyền
cho người dân biết rõ được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, khi người dân nắm rõ được đường lối và chính sách của Đảng và Nhà
nước họ sẽ có niềm tin, cho dù các đối tượng thù địch, chống phá dù có
bằng cách nào, hình thức nào cũng không có tác dụng đối với nhân dân.
Thứ hai, đấu
tranh chống lại thế lực thù địch, chống lại sự tuyên truyền, phá hoại, xuyên tạc của
các thế lực trong và ngoài nước thì các cơ quan tuyên truyền, thông tin đại
chúng, hãng thông tấn truyền hình, báo chí phải có những bài viết tuyên truyền,
đấu tranh, vạch rõ những âm mưu, thủ đoạn, nội dung xuyên tạc trước công chúng
để nó tạo thành dòng lý luận, dòng tư tưởng chính thống. Bên cạnh đó, không chỉ phê phán,
không chỉ đấu tranh mà đồng thời thông qua đó để tuyên truyền giáo dục cho
người dân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về đường lối, chủ trương của Đảng và
Nhà nước.
Thứ ba, việc các thế lực thù địch sử
dụng mạng thông tin, mạng xã hội tuyên truyền sai sự thật, xuyên tạc đường lối
chính sách, bôi nhọ các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Chúng ta phải khẳng định rằng, trong
điều kiện hiện nay, mạng thông tin chúng ta cần mở rộng chứ không ngăn cấm hoặc
thu hẹp. Luật chúng ta thông qua cũng đã khẳng định rõ điều đó. Vấn đề là
chúng ta quản lý như thế nào để lành mạnh và phục vụ sự phát triển kinh tế đất
nước, phục vụ cho việc quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Muốn được
như vậy, cần tăng cường quản lý mạng, sàng lọc những thông tin sai sự thật, vu
khống đối với lãnh đạo Đảng và Nhà nước, khi phát hiện không chỉ ngăn chặn, gỡ
những bản tin mà chúng ta có thể căn cứ vào đó, tùy vào mức độ sai phạm nặng,
nhẹ có thể xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình
sự theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Việc đấu tranh và quản
lý mạng rõ ràng là một thách thức lớn bởi vì trong điều kiện xã hội toàn cầu
hóa đối với thông tin, dưới cuộc cách mạng 4.0, nhiều đối tượng thù địch, phản
động ở ngoài nước họ có thể lập tài khoản và đăng tải các thông tin sai sự
thật.
Do đó, Đảng và Nhà nước cùng chỉ đạo
các cơ quan hữu quan, các bộ, ngành có những thỏa thuận, hiệp định với các nước
để cùng quản lý, xử lý nghiêm các đối tượng bất kể trong và ngoài nước khi họ
có những thông tin xuyên tạc, vu khống, sai trái về Việt Nam.
Nếu chúng ta làm tốt, làm đồng bộ và có sự phối hợp
của các tổ chức cá nhân, các quốc gia với nhau, chắc chắn các đối
tượng, thế lực thù địch không thể tuyên truyền một cách ngang nhiên và trắng
trợn, thậm chí là bịa đặt rất nhiều và phổ biến như thời gian vừa qua.
Tóm
lại, Đảng, Nhà nước và các cơ quan chính quyền từ Trung ương đến địa phương
phải tuyên truyền rõ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để người dân
hiểu biết, nhận thức được sâu sắc những vấn đề chính trị, thời sự xã hội của
đất nước từ đó giúp người dân miễn dịch đối với những thông tin xuyên
tạc. Khi người dân đã có trình độ, có ý thức chính trị và nhận thức đầy đủ
khách quan đối với các tình hình diễn ra trong nước thì những thông tin sai
trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đều không có tác
dụng và miễn dịch đối với người dân. Đây là việc quan trọng nhất, mà chúng ta
phải làm.
Đồng thời, những tổ chức chính trị,
xã hội nghề nghiệp từ cơ sở đến T.Ư cần phải phối kết hợp tạo thành một “dàn
nhạc” mà dàn nhạc này phải có “nhạc trưởng” để thông tin đầy đủ, giáo dục kịp
thời cho người dân. Vừa qua, các
tổ chức của chúng ta từ Tổ Đảng, Chi bộ Đảng, Mặt trận cho đến các đoàn thể đã
có làm nhưng có lẽ đó chỉ là những “nhạc công” tự tấu những “bản nhạc” đơn
phương của mình, chưa có sự phối kết hợp trong việc xử lý những vấn đề dư luận
đang quan tâm, dư luận đang bức xúc mà các thế lực thù địch nhân cơ hội để “thò
tay” vào xuyên tạc.
Theo đó, chúng ta phải coi đây là
nhiệm vụ chính trị và các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan chức năng từ
T.Ư đến địa phương phải phối kết hợp có hệ thống, tạo thành một dàn nhạc có
nhạc trưởng để xử lý những vấn đề này. Khi chúng ta
làm đồng bộ, nghiêm và minh bạch những vấn đề này tự khắc người dân tự hiểu,
điều đó thì tất yếu trở thành miễn dịch trong xã hội, trong đời sống của người
dân trong việc tiếp nhận những thông tin sai trái, bịa đặt, xuyên tạc, chống
phá Đảng và Nhà nước.
Mỗi người dân Việt Nam cần tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; không để chúng lợi dụng, lôi kéo, kích động tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.
Trả lờiXóa