Sông
Hương
Thực tế cho thấy, "tự diễn biến","tự
chuyển hóa"có quan hệ chặt chẽ với "diễn biến hòa bình". Nhưng
"diễn biến hòa bình" chủ yếu là tác động từ bên ngoài của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch. Trong khi "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa" là sự vận động, sự thay đổi từ bên trong của cán bộ, đảng viên. Yếu tố
quyết định của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là yếu tố chủ
quan, là nhận thức, tư duy và hành động của chính bản thân cán bộ, đảng viên.
Sự khác nhau giữa "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" với "diễn biến hoà bình" là ở quan hệ chính
trị. "Diễn biến hoà bình" thể hiện quan hệ địch - ta; còn "tự diễn
biến","tự chuyển hóa" là sự thay đổi trong nội bộ ta. Do đó
"hai cuộc phòng, chống ấy tuy có quan hệ với nhau nhưng không đồng nhất,
đem đồng nhất là rất sai lầm". Sai lầm trong nhận thức về mối quan hệ này
có thể dẫn đến nhầm lẫn đối tượng đấu tranh và phương thức đấu tranh. Điều này
giống như một vài sự kiện đã từng diễn ra trong hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa trước đây; chẳng hạn, công tác chỉnh đốn tổ chức đảng đã dẫn đến thanh trừng
nội bộ, làm tổn thương đến tổ chức, cán bộ của Đảng.
Ở một góc độ khác, cần xem "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa" là một mục tiêu của chiến lược "diễn
biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Ở đây,
"diễn biến hòa bình" chỉ là một trong những yếu tố tác động trực tiếp,
chứ không phải là yếu tố quyết định "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa". Quá trình "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và quá
trình "diễn biến hòa bình" không khác nhau về kết quả. Cả hai đều tiến
đến kết quả làm phát sinh ở cán bộ, đảng viên nhận thức, thái độ phủ nhận chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
Việt Nam; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.... Cho nên, nếu
nói hành vi, động thái "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chưa
phải là chống đối là xem nhẹ tác hại của hiện tượng này. Nhưng nếu đồng nhất
hành vi, động thái "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" với hành
vi, động thái "diễn biến hòa bình" sẽ dẫn đến sai lầm trong phương thức
đấu tranh, như xác định không đúng đối tượng, phương tiện, lực lượng trong đấu
tranh phòng, chống "diễn biến hòa bình", "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa".
Sự khác biệt giữa chủ thể của "diễn
biến hòa bình" và chủ thể của "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa" là sự khác biệt mà ai cũng dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, chủ thể của
hành vi, biểu hiện do "diễn biến hòa bình" trực tiếp gây ra lại cũng
chính là cán bộ, đảng viên và người dân. Vì vậy cần làm rõ sự khác nhau giữa
hai loại hành vi trên ở cùng một chủ thể này.
Thực tế cho thấy, hành vi, biểu hiện do
"diễn biến hòa bình" trực tiếp gây ra và hành vi, biểu hiện do
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" gây ra có thể như nhau (ví
dụ: phê phán Đảng, phê phán chế độ ta là "độc tài", "đảng trị";
ca ngợi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập...).Tuy nhiên, xem xét kỹ thì thấy
có sự khác nhau căn bản về cơ chế hình thành và đặc biệt là về đặc điểm tư duy,
nhận thức, tâm lý, tinh thần của chủ thể.
Cơ chế hình thành của loại hành vi, động
thái do "diễn biến hòa bình" trực tiếp gây ra khác về căn bản so với
cơ chế hình thành của loại hành vi, động thái "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa". Loại hành vi, động thái do "diễn biến hòa bình" trực
tiếp gây ra được hình thành mang tính thụ động, dưới sức ép "xui khiến",
"thôi miên", "ám thị", "nhồi sọ", "kích động"...
từ phía bên ngoài, phía các thế lực tiến hành chiến lược "diễn biến hòa
bình". Trong loại hành vi, biểu hiện do "diễn biến hòa bình "trực
tiếp gây ra, các yếu tố chủ quan thuộc về nhận thức, nhân cách, lương tâm, đạo
đức... của chủ thể chỉ giữ vai trò phụ thuộc; vì thế, hành vi do "diễn biến
hòa bình" trực tiếp gây ra thiếu tính tự nguyện, tự giác.
Trong khi đó, nói đến "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" là nói đến tính chủ động, nói đến tính tự quyết, tự
giác của chủ thể. Con người là thực thể tư duy, nói cách khác, con người chỉ thực
sự tự làm việc gì đó, tự quyết định việc gì đó khi việc làm đó xuất phát từ ý
chí của chính họ. Vì vậy, có thể nói, chỉ có những quan điểm, hành vi sai trái
xuất phát từ tư duy, nhận thức của chính bản thân chủ thể mới gọi là "tự
diễn biến", "tự chuyển hóa". Các quan điểm, hành vi sai trái được
hình thành không phải bởi tư duy, nhận thức độc lập, tự giác của chủ thể mà là
bởi "diễn biển hòa bình" và các yếu tố khác thông qua các cơ chế tâm
lý thụ động, không phải là biểu hiện của "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa".
Tất nhiên, giữa hành vi bị kích động, bị
dẫn dắt bởi các yếu tố bên ngoài và hành vi "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" có mối liên hệ rất mật thiết với nhau, có thể chuyển hóa lẫn
nhau. Mối quan hệ giữa hành vi bị kích động, bị "thao túng" trực tiếp
bởi "diễn biến hòa bình" với hành vi chủ động, tự giác của "tự
diễn biến", "tự chuyển hóa" là mối quan hệ tương tác lẫn nhau.
Có thể nói, đối với chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực thù địch,"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là mục
tiêu cuối cùng và kết quả "mong đợi"của chiến lược "diễn biến
hòa bình" trên lĩnh vực "giành giật" con người. Ở đây là làm biến
chất con người, đặc biệt là xóa bỏ hệ tư tưởng của Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Như vậy, quan hệ giữa "diễn biến hòa
bình" và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là quan hệ
tương tác, cái này thúc đẩy cái kia.
Thời gian qua, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị tăng cường thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, chúng tiến hành nhiều hoạt động phức tạp từ âm thầm đến công khai phá hoại Tư tưởng, văn hóa đối với Việt Nam. Do đó chúng ta phải đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái của chúng.
Trả lờiXóaHiện nay “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa là âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch. Do đó cần phải nâng cao cảnh giác, nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn này của chúng.
Trả lờiXóaNgày nay, các thế lực thù địch, phản động dùng chiến lược "diễn biến hòa bình" để chống phá Việt Nam; mục tiêu của chúng là thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" từ bên trong nội bộ; làm suy giảm niềm tin của nhân dân, của cán bộ, đảng viên với chế độ xã hội, với Đảng. Vì vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóa