Thứ Hai, 27 tháng 1, 2020

Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người dùng mạng xã hội



Tác giả: NQĐ

Luật An ninhmạng (ANM) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2019. Luật quy định nhiều hành vi liên quan đến người sử dụng mạng xã hội,trong đó quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm đối với người dùng mạng xã hội.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm?
Luật ANM nêu rõ, nghiêm cấm các hành vi chống nhà nước, bao gồm sử dụng không gian mạng tổ chức, lôi kéo, xúi giục, đào tạo, huấn luyện người chống nhà nước (ví dụ như hành vi đăng tải, phát tán thông tin kích động biểu tình trái pháp luật, kích động gây rối an ninh, trật tự); xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; phát tán thông tin gây hại cho tổ chức, cá nhân gồm thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Luật cũng nghiêm cấm hành vi thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống, giả mạo; các hành vi xâm phạm trật tự an toàn xã hội như sử dụng không gian mạng để hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; thực hiện tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng; sản xuất, sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, hệ thống thông tin hay hành vi phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin…
Hành vi chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng bị nghiêm cấm. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng lạm quyền trong thi hành công vụ, luật cũng cấm việc lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ ANM để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi…
Bộ Công an khẳng định luật ANM không cấm người dân truy cập Facebook, Google, YouTube. Người dân Việt Nam vẫn được tự do truy cập vào các trang mạng này hay bất kỳ trang mạng xã hội nào khác ở trong và ngoài nước. Ngược lại, luật ANM quy định các biện pháp bảo vệ về ANM cho người dân khi tham gia hoạt động trên các trang mạng xã hội như Facebook, Google… Tuy nhiên, người nào sử dụng những mạng xã hội trên hoặc bất kỳ mạng xã hội nào khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.


5 nhận xét:

  1. Cần phải được công bố rộng rãi để mọi người đều biết và chấp hành.

    Trả lờiXóa
  2. Thời gian qua các thông tin xấu, độc tràn lan trên mạng xã hội; kéo theo đó là hàng loạt trường hợp bị xử lý nghiêm khắc do phát tán các thông tin xấu, độc; vì vậy người xử dụng mạng xã hội phải hết sức cảnh giác.

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn tác giả đã cung cấp thông tin bổ ích; mọi người thường tham gia mạng xã hội phải nghiên cứu kỹ bài viết này.

    Trả lờiXóa
  4. Bạn đọc hãy nghiên cứu kỹ nội dung bài viết này để không phạm phải điều cấm.

    Trả lờiXóa
  5. Sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, môi trường không gian mạng đang dần trở nên văn hóa, lành mạnh hơn. Nhiều thông tin, bài viết có xu hướng kích động, ảnh hưởng tiêu cực tới chuẩn mực, đạo đức xã hội đã được ngăn chặn, xử lý.

    Trả lờiXóa