Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày
càng phát triển như hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã, đang
và sẽ tiếp tục sử dụng mạng xã hội như là một công cụ hữu hiệu nhằm thực hiện
chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để tiến
hành các hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta. Việc lợi dụng
Internet để chống phá Việt Nam là một thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, nguy hiểm
tác động trực tiếp đến tâm lý của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Với khả năng đưa tin nhanh chóng, đa chiều, rộng khắp; các thế lực thù địch tập
trung tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, cương lĩnh, nền tảng tư tưởng của Đảng,
nhất là về vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”; kích động tư
tưởng thực dụng, đầu độc bằng lối sống trụy lạc, làm mờ các giá trị đạo đức,
văn hóa truyền thống đưa tin sai sự thật, làm cho người sử dụng Internet có góc
nhìn sai lệch về những gì đang diễn ra, từ đó tạo sự hoài nghi, giảm sút niềm
tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Về
hình thức, chúng thành lập các nhóm, hội, fanpage,… làm cơ quan ngôn luận, công
khai hóa tổ chức, vận động người dân, dụ dỗ các đối tượng bị phạt tù chính trị,
các nhà báo, nhà văn, đảng viên thoái hóa biến chất, cán bộ vi phạm kỷ luật bị
mất quyền lợi để viết bài tung lên mạng xã hội, phát tán rộng rãi các tài liệu,
văn hóa phẩm có nội dung chính trị xấu, phản động. Chúng triệt để lợi dụng các báo
điện tử, bolg cá nhân làm “nóng” các vấn đề của đất nước như tệ nạn xã hội,
tham nhũng lãng phí, … từ đó đổi trắng thay đen, tạo bức xúc, nghi ngờ, bất
bình trong công chúng, kích động gây rối, chống đối chính quyền địa phương, nhằm
gây tác động xấu đến tư tưởng, tâm lý người đọc.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng gần
đây, lợi dụng việc xử lý những cá nhân
và tổ chức vi phạm trong vấn đề tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức quyền của Đảng
và Nhà nước ta như: vụ xử lý cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh lợi dụng chức quyền
bao che cho lực lượng phạm tội trong dùng máy tính đánh bạc, vụ đất đai tại Thủ
thiêm - Tp Hồ Chí Minh, vụ đại án Vũ Nhôm, Đinh Ngọc Hệ …các trang mạng phản động
tiếp tục phát tán nhiều tin, bài có nội dung nói xấu Đảng, Nhà nước với những
luận điệu như: đây là những cuộc thanh trừng của các phe nhóm, sự trả thù của
những cá nhân; trên các blog “Danlambao”, “Ba Sam” 62 tổ chức “xã hội dân sự”
trong và ngoài nước, trong đó có “Đảng Việt Tân”, “Đảng Dân Việt”, “Hội Cựu tù
nhân lương tâm Việt Nam”, “Hội anh em dân chủ”,… tán phát bản “Tuyên bố” có nội
dung vu cáo, xuyên tạc chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, bắt giữ người tùy
tiện trái pháp luật, vi phạm nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Có thể
thấy rằng, trong các bài viết chúng cố tình xuyên tạc, nói xấu chế độ, kích động
chống đối chính quyền, chia rẽ quan hệ Việt Nam với các nước khác như: Trung Quốc,
Capuchia, Đức… và quan hệ đoàn kết nội bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.
Trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch đó và để ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động chống phá của các thế
lực thù địch, hơn ai hết, mỗi chúng ta phải là những người sử dụng mạng thông
thái, tỉnh táo trước các âm mưu, dụ dỗ, mua chuộc, kích động của các thế lực
thù địch. Thường xuyên theo dõi trang thông tin cá nhân của các phần tử phản động
trên trang mạng xã hội để nắm chắc tình hình, ngăn chặn kịp thời những điểm
nóng, những thông tin xấu; kịp thời có những bài viết đấu tranh, phản bác lại
những thông tin bịa đặt, sai trái trên mạng, vạch trần thủ đoạn, âm mưu thâm độc
của các đối tượng lợi dụng mạng xã hội chống Đảng, Nhà nước.
Đối với cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở,
cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần đóng vai trò tiên phong, nòng cốt trong đấu
tranh, phản bác lại các thông tin, quan điểm sai trái; làm tốt công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động
“Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; tạo sự
chuyển biến rõ nét về nhân cách, tác phong quân nhân; chú trọng xây dựng nhân rộng
điển hình tiên tiến; gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Thông qua sinh hoạt
đảng cần chủ động cung cấp đầy đủ những thông tin, giải tỏa dư luận xã hội trước
những luồng thông tin trái chiều bịa đặt trên mạng xã hội. Tăng cường hoạt động
của Lực lượng 47, tích cực viết bài đấu tranh chuyên sâu, phản bác lại các quan
điểm sai trái, phản động; làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Các cơ quan
quản lý Nhà nước cần có biện pháp tăng cường công tác quản lý việc đăng tải các
thông tin trên các Blog, Facebook cá nhân; kịp thời ngăn chặn những hành vi tán
phát các thông tin, hình ảnh có nội dung tiêu cực, phản cảm; kiên quyết xử lý
nghiêm các trường hợp sử dụng mạng để tung tin thất thiệt, xuyên tạc chủ
trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, xâm phạm lợi ích Quốc gia, danh dự, uy
tín cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, đảng viên và
quần chúng nhân dân cần tỉnh táo, cẩn trọng, có sự chọn lọc kỹ lưỡng khi tiếp
nhận những thông tin, tuyệt đối không nghe, không đọc, không tin, không bàn luận,
không chia sẻ các thông tin xấu độc, bịa đặt.
Hiện nay có rất nhiều kẻ lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền sai trái, kích động chống phá Cách mạng Việt Nam; chúng ta cần hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóaGiai đoạn này trên các trang MXH tràn lan các thông tin xấu, độc; nếu không có biện pháp ngăn chặn thì hết sức nguy hiểm; vì vậy Nghị định 15/2020/NĐ-CP ra đời lúc này là hết sức cần thiết.
Trả lờiXóaThời gian qua các thông tin xấu, độc tràn lan trên mạng xã hội; kéo theo đó là hàng loạt trường hợp bị xử lý nghiêm khắc do phát tán các thông tin xấu, độc; vì vậy người xử dụng mạng xã hội phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóaTrên các trang MXH hiện có rất nhiều thông tin phản động, mỗi chúng ta cần tỉnh táo để không bị lôi kéo, biến mình thành con rối của kẻ xấu, tiếp tay cho những mưu đồ thấp hèn; điều đó vừa nguy hại đến an ninh quốc gia, vừa vi phạm pháp luật, trái với đạo lý, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóa