Hoàng Huy
Cũng
như những năm trước, báo cáo tiếp tục vu cáo Nhà nước Việt Nam “hạn chế quyền của
người sử dụng Internet, kiểm soát nội dung trên mạng xã hội”; xếp Việt Nam vào
nhóm quốc gia “không có tự do Internet”. Đó thực chất vẫn là những luận điệu
xuyên tạc cũ rích, vô giá trị về tình hình tự do Internet ở Việt Nam.
Nhằm
đảm bảo an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội,
Internet để vi phạm pháp luật Việt Nam, trong thời gian qua, Nhà nước Việt Nam
đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật như: Luật An ninh mạng năm 2018, Luật Công nghệ thông tin, Luật an toàn
thông tin mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin trên mạng, bổ sung điều kiện về quản lý nội dung các
trang thông tin điện tử, mạng xã hội... Trong đó, Nghị định số 27/2018/NĐ-CP đã
quy định rõ cơ chế phối hợp loại bỏ các tin, bài đăng tải trên Internet, mạng
xã hội có nội dung chống lại Nhà nước, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, đưa
thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm
của cá nhân; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị
cấm; tiết lộ bí mật nhà nước; phát tán thông tin giả mạo, sai sự thật… Thời
gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã bắt giữ, xử lý một số đối tượng sử dụng
Internet, mạng xã hội để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như: Tuyên
truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước,
kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, vu cáo, xuyên tạc tình hình dân
chủ, nhân quyền ở trong nước… chứ không hề có chuyện “đàn áp”,“bắt giữ” trái
pháp luật bất kỳ công dân nào như Báo cáo của FH đã rêu rao, xuyên tạc. Với
chính sách nhất quán Việt Nam muốn là bạn của tất cả các quốc gia trên thế giới,
nhằm mục tiêu mở rộng quan hệ hợp tác, thúc đẩy công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, Nhà nước Việt Nam mong muốn
các cá nhân và tổ chức quốc tế vào thăm, tìm hiểu tình hình thực tế đảm bảo quyền
con người ở Việt Nam, trong đó quyền tự do Internet để chấm dứt việc đưa thông
tin lệch lạc, sai sự thật về vấn đề này, ảnh hưởng đến uy thế, vị trí của Việt
Nam trên trường quốc tế.
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa