Nhân Nghĩa
Việt Nam là một đất nước đang phát triển, chúng ta tiếp cận
với mạng xã hội mới chục năm gần đây song số lượng người dùng so với các nước
trên thế giới thì rất lớn. Theo số liệu được chính phủ công bố, có khoảng 67%
người sử dụng Internet, 60% người sử dụng mạng xã hội chủ yếu là các trang như
Facebook, zalo, viber...
Mỗi ngày trên mạng xã hội có khoảng 100 triệu thông tin. Cùng
với những tiện ích to lớn mà mạng xã hội mang lại thì đây chính là mảnh đất mầu
mỡ mà các thế lực thù địch lợi dụng để đẩy mạnh chiến lược " Diễn biến hòa
bình" nhằm phá hoại công cuộc đổi mới của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo củ
Đảng, phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân, thực hiện âm mưu phi chính trị
hóa lực lượng vũ trang nhằm tiến tới lật đổ chế độ ở nước ta.
Theo đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị,
lực lượng chống phá cực đoan ở nước ngoài,… triệt để lợi dụng enternet và các
trang mạng xã hội để tán phát các tin, bài, videoclip có nội dung chống phá
Đảng, Nhà nước, Quân đội ta với sự gia tăng cả về cấp độ, mật độ, tần suất và
lưu lượng tin, bài,… bằng những chiêu thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm hiểm
nhằm thu hút sự quan tâm, share, theo dõi của cộng đồng mạng. Qua đó, chúng
thực hiện các biện pháp, thủ đoạn tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, chống phá
ta một cách quyết liệt, tung tin thất thiệt, lừa bịp, mị dân, thật giả lẫn lộn,
làm cho một bộ phận cư dân mạng mất phương hướng, lầm tưởng rằng đó là sự thật,
dẫn đến hoài nghi, thiếu niềm tin với Đảng, chế độ.
Một số thủ đoạn mới đáng
chú ý là:
1. Thực hiện Live stream trực tiếp để kêu gọi cộng đồng mạng
can thiệp vào nội bộ hoặc tham gia bình luận trái chiều, bày tỏ bức xúc của cá
nhân trên mạng xã hội. Đây là thủ đoạn dùng tài khoản Facebook với công cụ Live
stream để phát videoclip trực tiếp về một sự việc do chúng dựng lên hoặc “lên
sóng” trực tiếp trên mạng xã hội để tạo “diễn đàn” kêu gọi mọi người tham gia
bình luận về một vấn đề “nóng” được dư luận xã hội quan tâm. Thủ đoạn này được
chúng xây dựng “kịch bản” khá công phu, nội dung chúng quay video phát trực
tiếp thường là các vụ việc liên quan đến các cuộc biểu tình, khiếu kiện của tổ
chức, cá nhân tại các cơ quan công quyền. Chủ đề chúng chọn thường là các vấn
đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thực, bức xúc của người dân (môi
trường, dân sinh, giải phóng mặt bằng, quan hệ ứng xử của cán bộ, công chức,
lực lượng vũ trang, thực thi công vụ của các lực lượng chức năng, v.v.). Thời
điểm chúng chọn để Live stream thường vào dịp có các sự kiện chính trị của
Đảng, Nhà nước (các kỳ họp, ngày lễ, ngày kỷ niệm, nguyên thủ các nước đến thăm
Việt Nam,…); qua đó, chúng kêu gọi sự can thiệp của quốc tế và các tổ chức phản
động vào Việt Nam, hoặc chúng lồng ghép quan điểm cá nhân, bình luận xuyên tạc,
thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, kêu gọi sự “phụ họa” của các phần tử
bất mãn, cơ hội chính trị tham gia bình luận, chia sẻ. Thông qua đó, chúng “vẽ
ra” trong mắt công chúng một Đảng cầm quyền bất ổn, một nhà nước bị chia rẽ cục
bộ, một hình ảnh quân đội yếu đuối, công an tham nhũng, v.v.
2. Sử dụng “khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu
kỳ của công chúng. Đây là thủ đoạn lợi dụng việc báo chí chính thống trong nước
khi đưa tin đều phải qua quá trình tiếp cận thực tế, kiểm định nguồn tin, biên
tập, thông qua mới cho đăng tin, bài. Thậm chí, để bảo đảm tính chính xác của
thông tin và tính toán lợi ích của việc đưa tin, một số vấn đề cụ thể nào đó,
có thể bị chậm trễ khi đưa tin. Lợi dụng “khoảng trống thông tin” này, chúng
phát tán ồ ạt, trực tiếp những tin, bài xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua
những tiêu đề “giật gân”, “câu khách” về vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là
vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, tham nhũng, tiêu cực dưới các dạng
như: thông tin sự việc, đặt câu hỏi, bỏ ngỏ vấn đề để bạn đọc suy ngẫm,… (Ai
đứng đằng sau “Vũ Nhôm”, “Út Trọc”? Sau Đinh La Thăng là ai vào tù? Ai xếp hàng
sau tướng Nguyễn Thanh Hóa, Tướng Giáp phải xếp ngang hàng với Lê Duẩn, tướng
Giáp chẳng có vai trò ghì trong chiến tranh, Lê Duẩn mới là người quyết
định...), với những thông tin trộn lẫn thật giả, kích thích tính hiếu kỳ, tò mò
của cộng đồng mạng muốn vào các trang Facebook, Blog và các tờ báo điện tử phản
động, gây tâm lý hoang mang, bán tín, bán nghi, v.v.
3. Làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới để chống phá
Quân đội là thủ đoạn được chúng tiến hành khá “bài bản”. Thông tin cũ được lựa
chọn để “làm mới” và “thông tin mới được lựa chọn để bịa đặt” thường là những
đoạn videoclip hoặc hình ảnh, bài viết có liên quan đến mối quan hệ cán bộ với
chiến sĩ; các cuộc trao đổi của các đồng chí trong các cuộc họp của BCT, BBT,
QUTW ( những vấn đề chưa từng được công bố) để đề cao cá nhân đồng chí này, hạ
uy tín đồng chí khác, họ coi những trao đổi đó là quyết định cuối cùng mà cố
tình quên đi vai trò của lãnh đạo tập thể, trách nhiệm của cá nhân phụ trách
trước Đảng. Các vấn đề liên quan đến dân chủ trong Quân đội, quan hệ quân dân,…
do chúng tạo dựng nên hoặc các vụ việc đã được xử lý, giải quyết từ lâu nhưng
chúng đưa ra “làm mới”; hoặc những thông tin mới, mặc dù đã có kết luận của các
cơ quan chức năng nhưng chúng bịa đặt, xuyên tạc, bình luận một chiều. Hơn thế
nữa, chúng còn sử dụng hình ảnh của một số quân đội các nước Châu Á, đặc biệt
là Trung Quốc để đánh tráo đối tượng, bôi nhọ Quân đội nhân dân việt nam. Thời điểm
tán phát để “làm mới” hoặc bịa đặt thường là trước mùa tuyển quân, giao nhận
quân, quá trình huấn luyện chiến sĩ mới, trước các sự kiện chính trị của đất
nước, Quân đội, v.v. Mục đích của việc tán phát các thông tin, hình ảnh, đoạn
clip nêu trên không thuần túy chỉ là sự phản ánh một vụ việc, một con người cụ
thể, mà đằng sau đó là âm mưu và sự toan tính hết sức thâm độc của các thế lực
thù địch. Chúng muốn đánh vào tâm lý lo lắng, sợ hãi trong nhân dân và thanh
niên không muốn nhập ngũ vì sợ vào quân đội sẽ bị “đánh đập tàn bạo”, sẻ trở
thành những “quân oan”, hoặc tâm lý chấp nhận “ma cũ bắt nạt ma mới” trong
chiến sĩ; qua đó, gây dư luận trái chiều trong xã hội, kích động thanh niên
trốn tránh nghĩa vụ quân sự, làm giảm sức mạnh chiến đấu, gây chia rẽ, mất đoàn
kết trong Quân đội. Từ các thông tin, hình ảnh, đoạn clip bị tán phát, sẽ gây
nghi ngờ, làm mất đi hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, làm giảm niềm tin của một
số cán bộ và các tầng lớp nhân dân về môi trường quân đội, cuối cùng là thực
hiện mục tiêu “phi chính trị hóa” Quân đội.
Sự thật thì qua nhiều cố gắng, các thế lực thù địch đã đạt
được một số kết quả nhất định. Điển hình là các vụ bạo loạn của thanh niên quá
khích, làm giảm sút phần nào lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và quân
đội…. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, từng người dân khi tham gia mạng xã hội
phải tự trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản, chon lọc, phân tích thông tin
một cách cẩn thận để tránh việc vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch.
Hiện nay có rất nhiều kẻ lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền sai trái, kích động chống phá Cách mạng Việt Nam; chúng ta cần hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóaThời gian này trên các trang MXH tràn lan các thông tin xấu, độc; nếu không có biện pháp ngăn chặn thì hết sức nguy hiểm; vì vậy Nghị định 15/2020/NĐ-CP ra đời lúc này là hết sức cần thiết.
Trả lờiXóaTrên các trang MXH hiện có rất nhiều thông tin phản động, mỗi chúng ta cần tỉnh táo để không bị lôi kéo, biến mình thành con rối của kẻ xấu, tiếp tay cho những mưu đồ thấp hèn; điều đó vừa nguy hại đến an ninh quốc gia, vừa vi phạm pháp luật, trái với đạo lý, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóaĐể ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóa