Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

Những luận điệu phủ nhận bản chất tốt đẹp nền giáo dục Việt Nam của Kông Kông


                                                         
            Những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam và niềm tự hào dân tộc luôn thường trực trong mỗi người con đất Việt, trở thành biểu tượng sáng ngời cho khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Ấy vậy, trong thời gian vừa qua, trên trang mạng xã hội Danlambao vẫn có đăng tải bài viết “Sao vẫn cứ do dự, đắn đo” của Kông Kông.
Nội dung bài viết đã cố tình bóp méo, xuyên tạc bản chất tốt đẹp, tính ưu việt của nền giáo dục Việt Nam đã đạt được trong suốt thời gian qua trên tất cả các mặt từ việc giáo dục, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa đến định hướng, xây dựng nhân cách cho con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; cùng phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam đã được “gạn đục, khơi trong” qua thực tiễn chiến đấu, lao động sản xuất.
            Thứ nhất, Kông Kông đã trì triết, trách móc cho rằng nền giáo dục Việt Nam phi nhân tính, không vì mục đích giáo dục phẩm chất nhân cách cho người học mà chủ yếu là đánh đập, chèn ép học sinh
            Rõ ràng, đây là những luận điệu hoàn toàn sai trái, phản động không đúng với thực tiễn của nền giáo dục Việt nam. Bởi, trên thực tế những thành tựu của đất nước đạt được qua hơn 30 năm đổi mới có sự đóng góp không nhỏ của nền giáo dục Việt Nam, của lớp lớp những thầy giáo, cô giáo, những nhà khoa học đang ngày đêm miệt mài bên trang sách, công trình khoa học đem lại những điều tốt nhất cho người học và cho ngành giáo dục. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Hầu hết hệ thống giáo dục trên phạm vi cả nước đều được trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu của cả người dạy và người học; chất lượng giáo dục ở các cấp học, trình độ đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực; nội dung, phương pháp dạy học đã có điều chỉnh theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, đào tạo đã gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, THCS; năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam có hai đại học nằm trong nhóm 1.000 trường danh tiếng nhất thế giới (trường đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đại học quốc gia Hà Nội). Nước ta là một trong những điểm sáng của giáo dục thế giới khi có nhiều học sinh đạt huy chương tại các kỳ Olympic quốc tế Toán, Vật Lý, Hóa học, Sinh học; năm 2017, các đội học sinh thi Olympic đều đạt thành tích cao kỷ lục, Việt Nam giành 14 huy chương vàng, gấp 7 lần so với các năm 2010 và 2011. Năm 2018, Việt Nam cũng đoạt 38 huy chương, trong đó có 13 huy chương vàng, ở các kỳ thi Olympic. Trong báo cáo năm 2018, Ngân hàng Thế giới đã khẳng định, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc. Đó là những thành tích được cả thế giới ghi nhận, là kết quả từ sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, của thầy cô, gia đình và xã hội; sự ổn định về chính trị cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.  Mặc dù, trong những ngày gần đây, dư luận xã hội không khỏi băn khoăn, chạnh lòng khi nghe được những thông tin giáo viên cho các bạn trong lớp tát một học sinh vì chửi bậy, cô Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu nhà trường phát phiếu khảo sát điều tra về cái tát với học sinh…Những hành động, việc làm đó đã làm tổn thương nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm giá của ngành giáo dục, của các thầy, cô giáo. Sau khi vụ việc xảy ra, các cơ quan chức năng đã sớm vào cuộc điều tra làm rõ tính chất, mức độ, hậu quả vụ việc để có hướng xử lý cho phù hợp, với quan điểm “chứng cứ đến đâu, xử lý đến đó” theo đúng quy định của pháp luật, kiên quyết đưa ra khỏi ngành giáo dục những giáo viên yếu về năng lực chuyên môn, có biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo để lấy lại niềm tin, vị thế cho ngành giáo dục.
            Thứ hai, những phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam mãi là nguồn gốc, động lực để phát triển nền giáo dục Việt Nam
            Dân tộc Việt Nam có rất nhiều phẩm chất, truyền thống tốt đẹp như: Tôn sư trọng đạo, hiếu học, không thầy đố mày làm nên, một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy, nhất tự vi sư, bán tự vi sư, không chịu đói nghèo, lạc hậu, luôn có khát khao học hỏi vươn lên trong cuộc sống để khẳng định mình. Chính những phẩm chất, truyền thống đó đã hun đúc, làm nên những đặc trưng, tính cách riêng có của các dân tộc, vùng miền nhưng luôn thống nhất ở mục tiêu, lý tưởng cách mạng, con đường của mình là hướng về Đảng, Bác Hồ, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, tham gia tích cực, chủ động vào sự nghiệp “trồng người” của Đảng, Nhà nước. Các thầy giáo, cô giáo đã khắc phục khó khăn, gian khổ vượt qua những chạng đường hàng trăm cây số để bám trường, bám lớp đem nhiệt huyết của mình đến với học sinh; không ngừng rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả của mình, xứng đáng với lòng tin của toàn xã hội. Những con người được nền giáo dục nước nhà đào tạo ra đã trở thành những công dân có ích cho xã hội, có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; xuất hiện nhiều chuyên gia, nhà khoa học công tác, hoạt động ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau của đời sống xã hội với mọi thành phần, lứa tuổi. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.  
            Ph. Ăngghen đã khẳng định: “Một dân tộc muốn đứng lên trên đỉnh cao của nền văn minh nhân loại, dân tộc ấy phải có tri thức”. Dân tộc Việt Nam có truyền thống quý báu là “tôn sư, trọng đạo” do đó, trên mỗi nẻo đường của đất nước đã khắc sâu những cống hiến, đóng góp to lớn của mỗi thầy giáo, cô giáo cho nền giáo dục của nước nhà, họ đã làm rạng danh dân tộc trên trường quốc tế, viết tiếp bản anh hùng ca về truyền thống hiếu học của dân tộc trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.



1 nhận xét:

  1. Tất cả những kẻ chuyên xuyên tạc và chống phá đất nước phải bị nghiêm trị

    Trả lờiXóa