Toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta đang trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới
Đại hội XIII của Đảng. Đây cũng là thời điểm mà các thế lực thù địch, phản động
cùng những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị gia tăng các hoạt động tuyên
truyền kích động, xuyên tạc, chống phá một cách quyết liệt. Đặc biệt, chúng
triệt để lợi dụng chủ trương lấy ý kiến xây dựng Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng
các cấp, nhất là Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng để chống phá.
Nhận diện âm mưu, thủ đoạn
Trong lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị đại hội đảng
các cấp, nhất là Đại hội XIII của Đảng, một trong những nội dung quan trọng
được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh đó là, phải
chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi
phối bởi những thông tin không chính thức, thông tin giả, xấu độc, bịa đặt,
xuyên tạc trên internet, mạng xã hội… Đặc biệt trong việc tổ chức cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo các văn kiện đại hội,
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần yêu cầu cấp ủy, chính
quyền, các đoàn thể cần nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức tự “đề kháng”, năng
lực phản bác của nhân dân trong cuộc đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ
đoạn, luận điệu sai trái nhằm phá hoại đại hội đảng của các thế lực thù địch...
Sở dĩ người đứng đầu Đảng, Nhà nước ta nhấn
mạnh vấn đề này bởi trên thực tế có một số phần tử cơ hội chính trị, được các
thế lực thù địch, phản động hà hơi, tiếp sức, lợi dụng công việc hệ trọng này
để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chúng cho rằng thời điểm diễn ra
đại hội đảng các cấp, nhất là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII là thời cơ
cần lợi dụng tối đa để chống phá. Thông qua mạng xã hội, các trang web của bọn
phản động lưu vong, một số báo mạng xưa nay vốn thiếu thiện chí với Việt Nam ở
hải ngoại, chúng ra sức tuyên truyền xuyên tạc, tác động nhằm "nắn dòng dư
luận" tiến tới mục tiêu làm chệch hướng đường lối, chủ trương của Đảng ta
theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
Những quan điểm sai trái, những luận điệu
xuyên tạc, phản động ấy không chỉ là “lời nói gió bay” mà còn được họ soạn thảo
thành những tài liệu mạo danh, nặc danh dài hàng trăm trang chứa đựng thông tin
xấu độc... rồi tán phát trên một số trang mạng. Bằng những thủ đoạn rất tinh
vi, các thế lực thù địch, phản động còn móc nối, lôi kéo và dùng chính những
phần tử thoái hóa, biến chất ngay trong nội bộ ta lợi dụng việc đóng góp vào dự
thảo các văn kiện đại hội đảng để xuyên tạc sự thật, công kích, chống phá ta,
dưới nhiều hình thức như: “Thư ngỏ”, “thư trao đổi”; “thư góp ý”… Nội dung mà
chúng tập trung là xuyên tạc tình hình đất nước; làm lu mờ những thành quả cách
mạng, thổi phồng những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế-xã hội, củng
cố quốc phòng, an ninh... của đất nước, rồi quy kết đổ lỗi nguyên nhân của
những hạn chế ấy là do thể chế chính trị, sự yếu kém trong thực hiện vai trò
lãnh đạo, từ đó làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng ta; xuyên tạc, bịa
đặt những thông tin liên quan đến công tác nhân sự đại hội;... Chúng cho rằng
đại hội lần này là thời cơ để Việt Nam đổi mới thực hiện đa nguyên chính trị,
đa đảng đối lập. Chúng lập luận rằng nếu Việt Nam vẫn chỉ có độc nhất một đảng
lãnh đạo thì không thể nói tới một nền dân chủ chân chính... Nhìn vào những bản
góp ý được chuẩn bị công phu, lập luận không kém phần logic với những câu từ
được trau chuốt bóng bẩy ấy, nếu ai đó non kém về nhận thức chính trị, sẽ rất
dễ lầm tưởng và cho đấy là sự góp ý trách nhiệm, tâm huyết. Nhưng thực chất đó
là những luận điệu hết sức sai trái và cực kỳ nguy hiểm.
Mục tiêu của những giọng điệu ấy vẫn không gì
khác là hòng đánh lừa dư luận, lôi kéo những người thiếu bản lĩnh, nhẹ dạ, cả
tin theo ý đồ chính trị của chúng, sâu xa hơn là phủ nhận tiến tới xóa bỏ vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ XHCN mà nhân dân ta đang
dày công xây dựng. Cách thức thể hiện những nội dung ấy cũng không có gì mới,
có chăng chỉ là sự thay đổi cách diễn đạt bằng những “xảo ngữ”, ngôn từ hoa mỹ,
bóng bẩy nhằm tăng thêm độ tinh vi, thâm hiểm trong mưu đồ chống phá để dễ bề
đánh lừa dư luận... Nhưng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc ấy đã và đang bị vô
hiệu hóa, bởi cùng với phát huy dân chủ, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn
kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, luôn tỉnh táo, đề cao cảnh giác,
không mơ hồ, ảo tưởng trước mọi chiêu trò chống phá.
Góp ý xây dựng dự thảo các văn kiện đại hội
đảng - công việc hệ trọng
Cần khẳng định rằng mở rộng dân chủ, phát huy
trí tuệ, tâm huyết, sự sáng tạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, các
tầng lớp nhân dân góp ý xây dựng dự thảo các văn kiện của Đảng, là chủ trương
đúng đắn và là việc làm cụ thể khẳng định bản chất của chế độ ta. Phát huy dân
chủ, huy động sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân cũng là bài học kinh nghiệm
quý báu rút ra từ thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng
đề ra sáng kiến"; "thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể
giải quyết mọi khó khăn". Phát huy dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với tinh thần ấy, Đảng ta
xác định tổ chức lấy ý kiến xây dựng dự thảo văn kiện đại hội đảng các cấp, đặc
biệt là Đại hội XIII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta; là công việc rất hệ trọng, mang tính quyết định
đến tương lai phát triển của đất nước.
Bởi vậy, trong Chỉ thị số 35-CT/TW ngày
30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XIII, yêu cầu rõ: “Công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng
bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng phải thực hiện phương châm kế thừa,
ổn định, đổi mới, sáng tạo và phát triển; phát huy dân chủ đi đối với giữ vững
nguyên tắc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương...”. Tại các kỳ họp của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và nhiều cuộc làm việc với lãnh đạo các
bộ, ngành, địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn
mạnh: "Việc lấy ý kiến đóng góp tại đại hội đảng bộ các cấp và của các
tầng lớp nhân dân là hết sức quan trọng, thể hiện ý Đảng, lòng dân, có giá trị
thực tiễn phong phú, sinh động để Trung ương nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự
thảo các văn kiện...". Vì vậy, việc lấy ý kiến của các cấp ủy, tổ chức
đảng và nhân dân phải vừa sâu, vừa rộng; các ý kiến phải đóng góp thiết thực,
nâng cao chất lượng các dự thảo văn kiện, thể hiện rõ sự tâm huyết, trách nhiệm
với Đảng, với đất nước. Tổ chức tốt việc xin ý kiến nhân dân vào các dự thảo
văn kiện của Đảng cũng là biện pháp thiết thực nhằm ngăn chặn những âm mưu, thủ
đoạn lợi dụng công việc ý nghĩa này để chống phá.
Chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh
Thực tế đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền,
cơ quan chức năng cần phải quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân nghiên cứu; thể hiện quan điểm, thái độ,
chính kiến của mình đối với từng nội dung trong dự thảo các văn kiện. Mặt khác,
tổ chức đảng, từng cơ quan, đơn vị, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền cung cấp cho người dân đầy đủ thông tin cần thiết, định hướng để người
dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của công việc hệ trọng này. Cần coi việc giúp
cán bộ, đảng viên và người dân hiểu đúng, nhận thức đầy đủ về dự thảo các văn
kiện là phương cách tốt nhất để nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phát
hiện, đấu tranh kịp thời với mọi tư tưởng, quan điểm sai trái.
Đối với mỗi cán bộ, đảng viên và từng người
dân, khi tiếp cận với những thông tin, tài liệu tán phát trên mạng cần phải
tỉnh táo nhận diện đâu là thông tin tốt, đâu là thông tin xấu, đâu là thông tin
có cơ sở, đâu là thông tin xuyên tạc, bịa đặt; tránh bị cuốn theo những giọng
điệu mỹ miều, xảo trá của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội mà dẫn
tới tư tưởng hoài nghi, hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin với Đảng và chế
độ.
Cùng với tổ chức chặt chẽ việc đóng góp ý
kiến, cần tổ chức tốt việc tổng hợp, tiếp thu ý kiến của đại hội đảng bộ các
cấp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng các dự thảo văn kiện, trình Trung ương
xem xét thông qua, sau đó xin ý kiến nhân dân trước khi trình Đại hội XIII của
Đảng. Trong tổng hợp và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các cấp ủy, tổ chức
đảng, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, các cơ quan chức năng cần có sự nhìn
nhận, đánh giá, phân tích kỹ lưỡng, thận trọng, tuyệt đối không để kẻ xấu lợi
dụng công việc ý nghĩa này để thực hiện những mục đích cá nhân, kích động chia
rẽ nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; chống phá Đảng, nhà nước và
nhân dân ta.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, nhất là những
biện pháp kỹ thuật công nghệ, các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện
những nội dung xấu độc trên mạng xã hội, những trang mạng tán phát thông tin,
tài liệu xấu độc, mạo danh, nặc danh, lợi dụng việc góp ý xây dựng dự thảo các
văn kiện đại hội đảng để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta, từ đó tổ chức đấu tranh ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối
với những tổ chức, cá nhân liên quan theo pháp luật.
VanPhuong.com
Một chiêu trò quá cũ; nhằm chống phá Đảng ta.
Trả lờiXóaVới mỗi cán bộ, đảng viên, khi tiếp cận với những thông tin, tài liệu tán phát trên mạng cần phải tỉnh táo nhận diện thông tin tốt, xấu, đâu là thông tin có cơ sở, đâu là thông tin xuyên tạc, bịa đặt; tránh bị cuốn theo những giọng điệu mỹ miều, xảo trá của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội mà dẫn tới tư tưởng hoài nghi, hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin với Đảng và chế độ.
Trả lờiXóaCác lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện những nội dung xấu, độc trên MXH, những trang mạng tán phát thông tin, xấu, độc, mạo danh, nặc danh, lợi dụng việc góp ý xây dựng dự thảo các văn kiện đại hội đảng để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, từ đó tổ chức đấu tranh ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Trả lờiXóaĐể ngăn chặn kịp thời các cá nhân, tập thể, các nhà mạng đưa các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóa