Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

Mai Thanh Truyết lại lợi dụng sự cố môi trường để phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam



            Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề ô nhiễm môi trường, thời gian qua Đảng, Nhà nước, các cơ quan ban ngành có liên quan và nhân dân đã tích cực, chủ động vào cuộc tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất nhằm hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo cuộc sống trong lành cho người dân. Tuy nhiên, Mai Thanh Truyết đã không hiểu vấn đề đó mà còn lập luận, suy diễn, đưa ra những nhận định, quan điểm thái độ khác nhau, điển hình là bài viết “Sự suy thoái môi trường toàn cầu: Dấu ấn sinh thái”. Mai Thanh Truyết cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không quan tâm đến vấn đề môi trường, để con người khai thác một cách bừa bãi nên mới gây ra những hậu quả đáng tiếc như ngày hôm nay và việc khắc phục những hậu quả do môi trường gây ra là không thể được đối với Việt Nam. Xin chia sẻ với bạn đọc để hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề.

          Thứ nhất, cần khẳng định rõ rằng: Ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành đề tài nóng bỏng thu hút được sự quan tâm của mọi người
          Đây là sự thật lịch sử không thể phủ nhận, bác bỏ; không ai khác mà chính con người là thủ phạm gây ra sự cố ô nhiễm môi trường để lại những hậu quả khôn lường, nghiêm trọng trong cuộc sống, cũng như cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để khắc phục và giảm thiểu tối đa những vấn đề do ô nhiễm môi trường gây ra các cơ quan, chức năng ban ngành đã tiến hành đồng thời nhiều hình thức, biện pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường; tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này; hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường, trong thời gian qua, vấn đề ô nhiễm đã từng bước được khắc phục, cụ thể: Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại đạt khoảng 75%; chất thải rắn y tế đạt 80%; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 90% vào năm 2015; quan tâm bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng; tỷ lệ che phủ rừng tăng, đạt khoảng 40,7% vào năm 2015; tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch đạt 82%, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 86% vào năm 2015; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai được chú trọng, đạt nhiều kết quả; năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai được tăng cường, chất lượng có bước được nâng lên; nhiều dự án ứng phó với biến đổi khí hậu kết hợp phòng, chống thiên tai được triển khai, tranh thủ được sự hợp tác, hỗ trợ của nhiều nước trên thế giới. Bằng chứng trên đã khẳng định sự vào cuộc quyết liệt của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, lực lượng có liên quan cùng chung tay, chung sức tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong  về vấn đề bảo vệ môi trường. Rõ ràng, Mai Thanh Truyết đã xuyên tạc, phủ nhận thực tiễn đó, đổ lỗi, quy kết cho Đảng ta không quan tâm đến vấn đề môi trường nên mới để đất nước trở thành một bãi rác khổng lồ, nước mặt, nước ngầm hoàn toàn bị nhiễm độc.  
          Thứ hai, Đảng, nhà nước và các cơ quan, chức năng, ban ngành đã tích cực, chủ động vào cuộc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
          Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 29 - CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41 - NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 24 - NQ/TW của Bộ Chính trị khoá (XI) ngày 3 tháng 6 năm 2013: “Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”… Các chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp quy này đi vào cuộc sống bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước và cơ quan chức năng có liên quan đã kịp thời, chủ động tháo gỡ những khó khăn đối với những sự cố ô nhiễm môi, đặc biệt là sự cố ô nhiễm môi trường do công ty Fomosa gây ra ở 4 tỉnh miền Trung hồi tháng 4 vừa qua đã để lại những thiệt hại nặng nề cho nhân ta. Chính phủ và các các cơ quan, ban ngành có liên quan đã tích cực, chủ động vào cuộc chỉ đạo tìm cách khắc phục sự cố đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân vùng bị ô nhiễm. Đảng, Nhà nước ta đã không đứng ngoài cuộc về vấn đề môi trường như Mai Thanh Truyết đã nói mà luôn nỗ lực tìm kiếm các biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại đến mức thấp nhất do ô nhiễm môi trường gây ra. Luôn tích cực, chủ động tham gia có hiệu quả vào các chương trình nghị sự của thế giới, tìm cách tháo gỡ những vấn nạn toàn cầu hiện nay để đẩy dựng xây, kiến thiết đất nước, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
          Mai Thanh Truyết nên thức tỉnh và nhận rõ ra điều đó, đừng có hồ đồ quy kết một cách viển vông không có cơ sở căn cứ rõ ràng. Với sự quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nhất định vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam sẽ được cải thiện, bầu không khí trong lành và cuộc sống bình yên sẽ trở lại với mỗi người dân Việt Nam.

1 nhận xét:

  1. Mỗi chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng

    Trả lờiXóa