Đọc
bài viết “Động viên... phương phưởng” đăng trên Báo Quân đội nhân dân số ra
ngày 8-11-2011, tôi bày tỏ nhất trí với quan điểm của tác giả bài báo khi kịch
liệt phê bình hiện tượng “Động viên... phương phưởng” của một số chính trị
viên (CTV) như hiện nay.
Thực
tiễn quản lý bộ đội cho thấy, điểm yếu nhất của đội ngũ CTV đại đội hiện nay là
chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức quân sự thường bị “hẫng” hoặc
thiếu. Như bài viết “Động viên... phương phưởng” đã dẫn chứng: vì không hiểu
hết yêu cầu kỹ chiến thuật môn học, không nắm chắc cấu tạo, tính năng của lựu
đạn, nên CTV đã động viên bộ đội theo lối “trống giong, cờ mở”, hô hào bộ đội
phải hăng hái hoạt động, mà không định hướng, hướng dẫn cụ thể. Bởi
thế vô hình trung lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm của cán bộ lại trở
thành nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của đơn vị.
Tôi
là một cán bộ quân sự. Ngày trước khi còn là trung đội trưởng quản lý bộ
đội, cũng có lúc tôi tỏ thái độ thiếu tôn trọng một số CTV mới tốt
nghiệp ra trường. Tất nhiên, một phần vì tuổi quân, tuổi đời của tôi
có nhỉnh hơn các đồng chí ấy, nhưng phần lớn là vì anh em không hiểu
sâu, nắm chắc kiến thức quân sự nhưng lại không chủ động, tích cực hoàn thiện
những khuyết thiếu đó, không làm cho cấp dưới phục mình bằng chính năng lực
công tác. Thậm chí, có CTV bảo thủ, giấu dốt; số khác, lại áp đặt, chỉ tay năm
ngón... nên anh em trong đơn vị không phục. Như vậy, nguyên nhân của "bệnh
phương phưởng" thì có nhiều, nhưng trong đó việc yếu về năng lực, thiếu
về kiến thức của CTV là một nguyên nhân quan trọng.
Tôi có kỷ niệm rất sâu sắc về một CTV đại đội trẻ
tuổi. Năm 2007, khi nhận cương vị CTV đại đội anh chỉ vừa tròn 23
tuổi, trong khi cán bộ trung đội chúng tôi lại hơn anh vài ba tuổi và đã
có ít nhất 4 năm thâm niên quản lý bộ đội. Thế nhưng chính anh đã để
lại ấn tượng tốt đẹp trong tôi về hình ảnh của người CTV.
Khi
mới về đơn vị công tác, tối nào cũng vậy, anh luôn dành thời gian đến
tận phòng cán bộ trung đội để “kiểm tra” việc thục luyện giáo án của từng trung
đội trưởng. Anh quan sát rất kỹ và thi thoảng có hỏi lại một số nội dung, vấn
đề huấn luyện. Tất nhiên, chúng tôi không dám nghi ngờ “năng lực” của CTV vì
cảm nhận ở anh thái độ nghiêm túc, trách nhiệm với công việc và cấp dưới.
Một thời gian sau, anh bắt đầu đóng góp cho anh em những ưu, khuyết trong
quá trình thục luyện và thực hành huấn luyện. Những đóp góp của anh rất chân
thành và thể hiện vốn kiến thức khá toàn diện. Mãi đến khi tôi phát triển
lên cán bộ đại đội và chuyển sang đơn vị khác, anh mới kể lại với tôi. Thì
ra, mỗi lần đi “kiểm tra” là mỗi lần CTV "đi học". Sau khi theo
dõi anh em thục luyện, anh trở về phòng riêng để học lại nội
dung và rèn luyện tư thế, tác phong cho mình. Với nỗ lực tự học, tự
rèn như vậy, anh đã 2 lần đạt danh hiệu CTV giỏi cấp sư đoàn, 3 năm
liền là chiến sĩ thi đua cơ sở... Đến tháng 7-2010, anh được cấp trên tin
tưởng bổ nhiệm CTV phó tiểu đoàn.
Tôi
kể lại câu chuyện về CTV của tôi với mong muốn các CTV trẻ
nói riêng, cán bộ quản lý bộ đội nói chung có cái nhìn sâu
sắc, toàn diện hơn về phương thức hoàn thiện mình và biết cách
chữa bệnh... phương phưởng.
Mỗi cán bộ phải tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Trả lờiXóa