Chúng ta thấy rất
rõ quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo đảm quyền con người trong
hệ thống pháp luật suốt gần70 năm qua, đó là không ngừng mở rộng khái niệm, nội
hàm, chủ thể và nội dung quyền con người cũng như các cơ chế tăng cường thực
thi, bảo đảm quyền con người; từ các quyền của cá nhân, nhóm dễ bị tổn thương,
từ các quyền dân sự, chính trị đến các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội...
Đặc biệt là việc
đặt vị trí quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại Chương 2
của Hiến pháp 2013 - ngay sau chương chế định về chế độ chính trị (Chương 1) là
một sự tái khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và chính sách của Nhà nước về
tôn trọng quyền con người được hiến định từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta
vào năm 1946.
Đồng thời, chế định
Chương 2 trong Hiến pháp 2013 với tên gọi “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của
công dân” đã thể hiện rõ tư duy pháp lý phát triển khi lần đầu trong lịch sử lập
hiến, chúng ta có một chương với tên gọi đầy đủ là quyền con người.
Tại Hiến pháp
2013, cũng là lần đầu tiên chúng ta chế định quyền được sống và cân nhắc một
cách rất kỹ đối với các chính sách hình sự dựa trên bản chất nhân văn, nhân đạo
của hệ thống pháp luật XHCN (liên quan đến thi hành án tử hình với tội phạm).
Tiếp theo là sự mở rộng về sự phát triển quyền dân sinh - chính trị, đặc biệt
không chỉ tiếp tục khẳng định mà còn bổ sung chế định quyền tiếp cận thông tin
trong Hiến pháp.
Thứ ba, cũng là
lần đầu tiên chúng ta ghi nhận quyền an sinh xã hội, điều đó phản ánh bản chất
tốt đẹp của chế độ XHCN, luôn chăm lo đến đời sống của những đối tượng dễ bị tổn
thương, như người dân tộc thiểu số, người nghèo, người có thu nhập thấp, phụ nữ,
trẻ em, người già...
Khi nói đến quyền về an sinh xã hội là chúng
ta nói đến nguyên tắc của Luật nhân quyền quốc tế, tức là không để ai bị bỏ lại
phía sau. Do đó tôi cho rằng Điều 34 trong Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền
được bảo đảm an sinh xã hội”, không chỉ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân
quyền mà còn phản ánh rất rõ tính ưu việt của chế độ XHCN, quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Việt Nam rất nhân văn, nhân đạo và
vì con người, vì sự phát triển bao trùm của con người mà Liên Hợp quốc đang
theo đuổi.
Một quyền nữa được
bổ sung trong Hiến pháp 2013 là quyền được thụ hưởng các giá trị văn hóa (Điều
41). Theo đó, mỗi cá nhân trong xã hội không chỉ được tham gia vào đời sống văn
hóa mà còn phải được thụ hưởng các giá trị văn hóa. Quyền thứ 5 được mở rộng tại
Hiến pháp là được sống trong môi trường trong lành (Điều 43).
Ngoài ra, một điểm
nhấn rất quan trọng tại Hiến pháp 2013 là tăng cường các cơ chế và thể chế để bảo
đảm quyền con người trong thực tế. Cùng với đó là cơ chế bảo hiến (bảo vệ Hiến
pháp) mở ra tại Điều 119. Theo tôi, cơ chế bảo vệ Hiến pháp cũng là một trong
những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong thi hành Hiến pháp, vì nó gắn chặt chẽ
với việc bảo vệ quyền con người.
Bên cạnh đó, để
nội luật hóa các quyền con người, hệ thống pháp luật Việt Nam đã phát triển rất
mạnh trong suốt những năm qua, đặc biệt là hơn 30 năm đổi mới. Từ việc sửa đổi,
bổ sung các Bộ luật: Hình sự, Dân sự, Lao động... cho đến các bộ luật tố tụng
có liên quan và gần đây nhất là việc Quốc hội thông qua Luật Tiếp cận thông
tin; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật An ninh mạng,… đã mở ra việc trao công cụ
pháp lý cũng như chính sách quan trọng cho việc bảo đảm quyền con người.
Tuy nhiên các thế
lực thù địch thường lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo của người
dân để tuyên truyền những động cơ, mục đích chính trị nhằm xuyên tạc, vu khống
và bôi nhọ vai trò lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính
sách đúng đắn và con đường phát triển đất nước mà dân tộc đang lựa chọn.
Chẳng hạn, chúng
tuyên truyền chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật của Việt Nam là chưa
phù hợp với tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế hay Nhà nước Việt Nam luôn vi phạm
các quyền con người... Tuy nhiên, điều này hoàn toàn trái với thực tiễn về
thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá
cao, khách quan và toàn diện.
Vì vậy để phòng
chống nhuqững luận điệu xuyên tạc đó cần thực hiện một số giải pháp cơ bản như
sau
Thứ nhất, phải
tăng cường nhận thức, giáo dục về quyền con người cho cả chủ thể quyền (từng cá
nhân, nhóm xã hội và mọi công dân) và chủ thể nghĩa vụ (đội ngũ cán bộ, công chức
nói chung, đặc biệt là thực thi pháp luật, chính sách nói riêng).
Đồng thời, tích
cực triển khai công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối đúng đắn của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyền con người, tăng cường tuyên truyền về những
thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam.
Thứ hai, tiếp tục
hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp điển hóa các nguyên tắc, các quyền
hiến định trong bộ luật hình sự, dân sự, lao động của Việt Nam; hoàn thiện các
thiết chế, cơ chế bảo đảm các quyền con người được quy định mới trong Hiến pháp 2013 cũng như các luật mới được ban hành
(như Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng, Luật Tôn giáo, tín ngưỡng, Luật
Trẻ em,..).
Thứ ba, phải
nâng cao năng lực thực thi chính sách, pháp luật về quyền con người của đội ngũ
cán bộ làm công tác lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện, đội ngũ cán bộ tham
mưu chính sách và trực tiếp thực thi chính sách ở cơ sở.
Thứ tư, tăng cường đấu tranh chống lại các luận điệu
vu khống, xuyên tạc, bôi nhọ thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam
thông qua các diễn đàn quốc tế và trong nước, diễn đàn đa phương và song
phương; thông qua các hoạt động trao đổi, giao lưu học thuật cũng như hợp tác
pháp luật và tương trợ tư pháp.
Bên cạnh đó,
tăng cường đối thoại về quyền con người với các tổ chức quốc tế và song phương,
chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia phát triển và các tổ chức của Liên Hợp quốc
trong thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người nói riêng, cũng như
kinh nghiệm phát triển nói chung.
Trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa