Thời gian qua, Mỹ liên
tiếp đưa ra những "Đạo luật về tự do tôn giáo quốc tế", về "Chống khủng bố tôn giáo", những
"Bản điều trần về các vấn đề tôn giáo ở Việt Nam", "Đạo luật
nhân quyền Viêt Nam", "Báo cáo năm hang " của ủy ban tự do tôn giáo
Hoa Kỳ, "Bản phúc trần" của Bộ ngoại giao Mỹ quy kết một cách vô lý
rằng, "Chính phủ Việt Nam đã tước đoạt một cách có hệ thống quyền cơ bản
tự do tôn giáo của công dân", "ngược đãi các tín đồ", "Hạn
chế các nhóm dân tộc thiểu số hành đạo Tin Lành"...
Nhiều người có lương tri
và trình độ hiểu biết sơ đẳng nhất cũng hiểu rõ tình hình đã đặt câu hỏi:
Không hiểu Mỹ lấy tư cách gì, quyền gì để nói về nhân quyền, về tự do tôn giáo
ở Việt Nam, một đất nước độc lập có chủ quyền đã từng chiến đấu hy sinh vì
những quyền thiêng liêng nhất, quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền
mưu cầu hành phúc;
ngày nay đang nỗ lực vươn tới văn minh, tiến bộ, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc thực sự cho mọi
người dân. Đây thực sự là
một chiêu bài kích đông, chia rẽ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, tạo cớ
can thiệp nhằm thực hiện chủ nghĩa bá quyền hay là sự "bức bối" về nhân
quyền của chính mình để gán ghép cho nước khác hòng giải tỏa tình hình nội bộ
hay Có lẽ cả hai! Bản thân những người thông qua Đạo luật, Bản điều trần, Báo
cáo đó có thể đã hiểu vấn đề, bởi thế mà không phải ngẫu nhiên lại diễn ra các
cuộc đấu tranh khá quyết liệt ngay trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ, giữa Thượng
viện và Hạ viện, giữa Quốc hội và Chính phủ... về tính xác thực và sự cần thiết
của việc đưa ra những nội dung trên. Bởi vì, đúng như bà Bo - Tơn, một nhà văn
Mỹ đã có nhận xét là, những điều đó được "dựa trên những tài liệu bị thổi
phồng, bóp méo, thậm chí là giả tạo", một trò lố bịch mà các nhà càm quyền phản đồng Mỹ
vẩn hay sử dụng như một chú hề diễn cho cả thế giới phỉ báng với những tiếng
cười..
Chỉ cần xem lại và nghiên
cứu kỹ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam mới kể từ năm 1946 đến nay,
bất cứ ai cũng đều thấy rằng, Nhà nước Việt Nam luôn coi tự do tín ngưỡng, tôn
giáo là một trong những điều khoản quan trọng. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 30%
dân số theo 6 tôn giáo chính (còn trong các Bản điều trần, Báo cáo trên thì
Việt Nam có hơn 60% số dân theo các loại tôn giáo khác nhau): Phật giáo, Công
giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo và sự hoạt động phong phú, đa dạng
của nhiều hình thức tín ngưỡng khác
nhau. Các chức sắc và tín đồ tôn giáo đều là công dân của đât nước, đều được
hưởng mọi nghĩa vụ quyền lợi của một người công dân Việt Nam, được tự do hành đạo, thực
hiện khẩu hiệu
"tốt đời, đẹp đạo", đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm "Chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá,
nâng cao đòi sống của đồng bào... phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hoá,
đạo đức của tôn giáo". Không thực thi trên thực tế quyền "tự do tín
ngưỡng, tôn giáo" thì không thể có sự phát triển phong phú, đa dạng của
các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo như vậy,
đồng bào theo đạo cũng không thể có cuộc sống tự do và ngày càng hạnh
phúc trong bầu không khí dân chủ, đoàn kết như ngày hôm nay, làm sao mà họ có
thể cố tình "bóp méo" sự thật đó!
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo không
đồng nghĩa với việc tuỳ tiện, "vô chính phủ" bất chấp pháp luật. Bất
cứ một nhà nước có chủ quyền nào, kẻ cả nước Mỹ cũng đều có những biện pháp can
thiệp cần thiết để ngăn cản những hoạt động lợi dụng tôn giáo kích động, chia
rẽ khối đoàn kết thống nhất quốc gia, dân tộc; làm phương hại đến lợi ích
quốc gia dân tộc và quyền công dân.
Trong xã hội Việt Nam, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Dù là người
theo đạo hay là người không theo đạo, dù là người đa số hay là người dân tộc
thiểu số, dù là người có cương vị trong xã hội hay là người dân bình thường thì
cũng đều bình đẳng như nhau trước pháp luật, và nếu vi phạm pháp luật thì cũng
đều bị pháp luật trừng trị. Bất cứ một quốc gia độc lập, có chủ quyền nào đều
bỏ tù, phạt giam, trừng trị những kẻ vi phạm pháp luật, hại nước, hại dân.
Những hành động của Nguyễn Văn Lý, Lê Quang Liêm; Lê Thị Công Nhân; Nguyễn
Đình Thục...
là những hành động vi phạm pháp luật, phá hoại sự đoàn kết dân tộc, đồng thời
đó còn là hành động của những kẻ "tà đạo", những "đứa con lạc
loài" làm ô danh giáo hội. Nhà nước Việt Nam thực hiện chế tài pháp luật
đối với những kẻ đó không phải là vi phạm
"tự do tôn giáo" như họ cố tình xuyên tạc, mà là việc làm cần
thiết đảm bảo quyền "tự do tôn giáo" đúng với ý nghĩa đích thực của
nó, không bị lợi dụng và còn làm cho tôn giáo thực sự là "chính
giáo", không bị ô danh, hoen ố bởi những hành động trái với đạo pháp.
Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa