Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Cảnh giác với âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong dịp lễ hội


             Sau Tết Nguyên đán của dân tộc là dịp lễ hội diễn ra rộng khắp các địa phương của đất nước. Theo ước tính hàng năm nước ta có khoảng 9000 lễ hội lớn nhỏ được tổ chức đầu xuân. Đây là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của dân tộc ta có từ ngàn đời được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn lịch sử.
Đồng thời, lễ hội còn là sự kiện thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của cộng đồng; tôn vinh những vị thần, những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người khai phá vùng đất mới, những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú… Lễ hội còn là dịp mọi người được trở về với cội nguồn thiêng liêng, là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp. Thông qua các lễ hội là sự giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc. Ngoài ra, mọi người đến với lễ hội mong muốn được giải tỏa, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che để vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng.
Thực tế, đầu xuân các lễ hội đã và đang diễn ra rộng khắp trên mọi miền đất nước. Công tác tổ chức, quản lý của các cấp chính quyền, ban quản lý lễ hội đã có nhiều chuyển biến, chặt chẽ và hiệu quả hơn so với những năm trước. Do vậy, nhiều lễ hội đã diễn ra trong không khí vui tươi, lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa và thể hiện đúng với ý nghĩa của từng lễ hội theo phong tục, truyền thống của mỗi địa phương. Tuy nhiên ở một số nơi lễ hội diễn ra ngày càng cuồng nhiệt, mang tính khoa trương; vẫn còn tồn tại những hành vi phản văn hóa, xa rời mục tiêu của các lễ hội, mang màu sắc mê tín dị đoan… không đúng với truyền thống văn hóa, lịch sử và đạo lý của dân tộc như: chen lấn, tranh cướp lộc tại lễ hội đền Sóc (Hà Nội); tại Hội cướp Phết xã Hiền Quan (Phú Thọ); hay cảnh tranh cướp lộc tại Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội).v.v.
            Những tồn tại trên có thể vẫn còn xuất hiện ở các lễ hội đang và sắp diễn ra, đây chính là điều kiện thuận lợi của các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc, bóp méo và làm mất đi giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử ở các lễ hội của dân tộc. Chúng sẽ sử dụng internet và các trang mạng xã hội để đưa tin về lễ hội, có thể là khoa trương, phóng đại tin tức, hoặc đưa tin đúng sự thật nhưng với mục đích bôi nhọ, nói xấu và mang tính kích động. Lợi dụng tâm lý đám đông, sự hiểu biết hạn chế của người dân, các thế lực thù địch sẽ viết bài, đăng tin, chia sẻ hình ảnh xấu về lễ hội như: cảnh tranh chấp, thương mại hóa lễ hội, trang phục phản cảm khi đến lễ hội… với tần xuất lớn. Điều đó khiến người đọc, xem dễ nhầm tưởng và có cái nhìn tiêu cực về lễ hội, từ đó dần dần tự chuyển hóa sang thái cực phản diện. Cao hơn là có hành vi phản đối lễ hội, phủ nhận những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, tiếp đến là chống lại đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về tổ chức lễ hội đầu xuân.
            Nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, mỗi chúng ta cần phải nên cao tinh thần cảnh giác khi đọc, xem, nghe những thông tin trên internet và các trang mạng xã hội. Phân biệt rõ đúng, sai ở những thông tin được đăng tải, từ đó làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. Tuyên truyền những giá trị tốt đẹp và truyền thống văn hóa của dân tộc ở các lễ hội, tham gia lễ hội một cách văn minh, lành mạnh theo đúng giá trị văn hóa tâm linh. Đồng thời phê phán những biểu hiện lợi dụng lễ hội để nói xấu, bôi nhọ giá trị văn hóa dân tộc, những hành vi phản cảm khi tham gia lễ hội. Đặc biệt, mọi tổ chức, cá nhân thường xuyên quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc tổ chức lễ hội như: Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công. Cán bộ, công chức không đi hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ… hay “không thực hiện các nghi lễ có tính bạo lực, không cấp phép tổ chức lễ hội truyền thống có mục đích thương mại, trục lợi. Không để xảy ra các hành vi phản cảm, kích động bạo lực”. Chúng ta có nhận thức sâu sắc về bản chất của lễ hội thì truyền thống tốt đẹp và giá trị văn hóa ở các lễ hội của dân tộc mới được giữ gìn và phát huy, đồng thời các thế lực thù địch không thể lợi dụng để chống phá Đảng và Nhà nước ta./.

2 nhận xét:

  1. Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.

    Trả lờiXóa