Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch ở giai đoạn nào cũng nhằm thực hiện mục tiêu làm suy giảm niềm
tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy Chính quyền của Nhà nước, dẫn
đến thay đổi đường lối chính trị, chúng không từ một thủ đoạn, một lĩnh vực cụ
thể nào. Trong đó, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực các thế lực thường xuyên tìm
cách tác động theo mục đích của “Diễn biến hòa bình” nhằm làm suy yếu thế hệ kế
cận tương lai của đất nước, tác động tiêu cực đến mọi con người trong xã hội.
Nhận thức được vị trí, vai trò đặc biệt
của Giáo dục và Đào tạo, toàn Đảng, toàn dân ta đã cùng nhau chăm lo, xây dựng
một nền giáo dục đại chúng, nhân văn và tương đối phát triển. Tuy nhiên, trước
những đổi thay nhanh chóng của kinh tế - xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học, công nghệ, việc phải đổi mới và thường xuyên đổi mới Giáo dục và Đào tạo
là tất yếu. Theo đó, ngành Giáo dục và Đào tạo đã nỗ lực cải cách, đổi mới mọi
khâu, mọi cấp học. Nhờ có một nền giáo dục phát triển mà đất nước ta đổi mới
thành công và đang từng bước khẳng định vị thế trong quá trình hội nhập với thế
giới. Trong một hệ thống giáo dục rộng lớn, phát triển đa diện, thật khó tránh
khỏi những biểu hiện sai lầm của một bộ phận cán bộ, giáo viên hay một số sai
sót trong các khâu của giáo dục, tuy nhiên đó không phải là lỗi của cả hệ
thống. Do vậy, cần nhận diện một cách khoa học với một số luận điểm sai trái,
xuyên tạc của các thế lực thù địch ở những nội dung sau:
Một là, xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng
và sự quản lý của nhà nước về Giáo dục và Đào tạo.
Một số yếu kém trong Giáo dục và Đào tạo
được họ khai thác triệt để, cho rằng đó là do lỗi của sự lãnh đạo và quản lý, ở
đây họ chỉ nhìn thấy lỗi, thấy khuyết điểm mà không hề thấy những thành quả to
lớn của giáo dục đã đạt được, những thành quả đó là nhờ có sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước XHCN. Mặt khác, họ còn xuyên tạc là do thể chế
chính trị tác động, giáo dục nặng về chính trị, tư tưởng cho nên chương trình,
nội dung nặng nề và họ đòi bỏ phần giáo dục lý luận chính trị. Thực chất, bất
cứ nền giáo dục nào cũng đều phải hướng đến mục tiêu đào tạo ra những thế hệ
nguồn nhân lực có lý tưởng, biết vì dân tộc, vì quốc gia mình trên cơ sở nắm
vững tri thức khoa học của nhân loại.
Hai là, thổi phồng một số hiện tượng tiêu cực,
yếu kém trong Giáo dục và Đào tạo, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào giáo
dục nước nhà, cũng là giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước XHCN.
Cả hệ thống chính trị cũng như ngành
Giáo dục và Đào tạo đang tự làm lành mạnh, trong sạch bên trong, quá trình này
tất yếu phải loại bỏ những yếu tố tiêu cực, cản trở sự phát triển, đương nhiên
những cái đó cần được lên án mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc lên án này không được quy
chụp cho cả hệ thống giáo dục, không được xuyên tạc từ một vài hiện tượng để đi
đến kết luận bản chất.
Đáng ngại hơn, hiện nay một số người do
không hiểu mức độ nguy hại của việc đưa những tin sai trái, đã câu lai, a dua
cho thêm vài tình tiết, giới thiệu thêm hình như chỗ này, chỗ nọ cũng có tiêu
cực, yếu kém;v.v. làm tăng thêm vẻ hiếu kỳ, như vậy vô tình đã tuyên truyền
không công cho địch, không những thế, hành vi ấy còn vi phạm pháp luật mà không
biết. Tiêu cực trong giáo dục có ở mọi quốc gia, mọi nền giáo dục, ngay ở nước
Mỹ cũng không tránh được những hiện tượng này. Việc vi phạm pháp luật trong
tuyển sinh ở một số địa phương đã có pháp luật giải quyết, không được nhân đó
bôi nhọ thanh danh của một số đồng chí lãnh đạo, vơ thêm các địa phương khác
đang rất nghiêm túc, rất minh bạch trong công tác này.
Ba là, sùng ngoại, bài nội trong vấn đề giáo
dục. Nhiều người chưa biết giáo dục các nước như thế nào, nhưng lại nức tiếng
khen họ và chê bai nền giáo dục nước nhà. Một số khác cố gắng dành dụm để cho
con mình ra nước ngoài học bằng được để mong con mình hơn con người. Có thể
nói, giáo dục Việt Nam phải xây dựng từ điều kiện tự nhiên, về văn hóa, về con
người, từ kinh tế - xã hội cụ thể của Việt Nam kết hợp với những thành quả khoa
học của nhân loại.
Giáo dục nước ngoài mặt này, mặt khác tiến
bộ khi chúng ta nhìn vào, nhưng chưa chắc đã mang lại hiệu quả trong điều kiện
cụ thể của nước ta, cho nên chúng ta chỉ có thể tham khảo, tiếp thu những điểm,
những cách làm xét thấy phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta
không đóng cửa, nhưng cũng không thái quá trong vấn đề mở của giáo dục. Riêng
vấn đề cho con em du học, mở cửa giao lưu với các nền giáo dục khác là cần
thiết, nhưng rất tốn kém, thu được nhiều không thì chưa thể đánh giá…
Một số người đã bị lôi kéo, mua chuộc,
họ nói xấu dân tộc, nói xấu chế độ chính trị. Một số người học xong không trở
về quê hương để phục vụ, đóng góp sáng kiến cho dân tộc phát triển. Một số
người có vẻ như quên luôn cả nguồn gốc của mình, cứ tưởng học được như vậy là
tài và nói xấu, chê bai giáo dục nước nhà, cho là lạc hậu, là yếu kém, dần dần
chê luôn cả dân tộc mình, mà họ không nghĩ rằng ở đó có trách nhiệm của mình.
Với cách hành xử như vậy, họ đã và đang xâm hại đến truyền thống gia đình, dòng
họ. Toàn Đảng, toàn dân ta đang nỗ lực để giáo dục Việt Nam phát triển đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0.
Đổi mới giáo dục, các mặt của nền giáo
dụC là hướng phát triển đúng đắn, hợp quy luật khách uan, cho nên việc nhìn
nhận những vấn đề của giáo dục đất nước, phải cảnh giác trước những luận điểm
sai trái theo mục tiêu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như vậy
Xóa