Ngọc Anh
Lợi dụng sự dễ dãi cả tin của một bộ phận người
dân, những đối tượng hoặc nhóm đối tượng có ý đồ xấu đã mạo danh các cơ quan, tổ
chức, cá nhân lập ra các tài khoản trên mạng xã hội nhằm đánh lạc hướng dư luận
theo ý đồ của chúng. Đây là một thủ đoạn tuy không mới trên không gian mạng,
nhưng nếu không đủ bình tĩnh, cư dân mạng dễ bị đánh tráo, gửi gắm niềm tin nhầm
địa chỉ.
Không thể phủ nhận vai trò to lớn của mạng xã hội
đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống văn hóa tinh thần của
công chúng. Trước những vấn đề lớn của đất nước, những thông tin thường ngày của
cuộc sống, mỗi cá nhân có thể trao đổi qua lại, bày tỏ chính kiến; thể hiện
thái độ và cập nhật thông tin một cách thuận lợi nhất.Tuy nhiên, trong “biển
thông tin” mênh mông ngày nay, nếu mỗi người tham gia cộng đồng mạng không có sự
lựa chọn, sàng lọc kỹ lưỡng sẽ rất dễ bị “lừa đảo”, bị “chiếm đoạt niềm tin” một
cách công khai bởi tin giả, tin xuyên tạc, tin kích động… hòng “lái” dư luận
theo hướng có lợi cho các đối tượng hoặc nhóm đối tượng có ý đồ xấu.
Chẳng hạn, vào mỗi thời điểm quan trọng của đất nước,
các nhóm đối tượng cơ hội chính trị trong và ngoài nước thường lập ra nhiều tài
khoản, fanpage để tung tin bịa đặt, nói xấu người này người khác, nhất là các vị
lãnh đạo cấp cao, khiến dư luận ngờ vực, đồn thổi, giảm sút niềm tin. Thời gian
gần đây, chúng lợi dụng triệt để kết quả xử lý cán bộ, đảng viên trong công cuộc
phòng chống tham nhũng, tiêu cực để “thổi bùng” bức xúc xã hội, khen chê quá
đà, thậm chí bình phẩm ác ý, khoét sâu những sai phạm, khuyết điểm … hòng làm rối
loạn lòng người.
Khi cộng đồng mạng từng bước nhận ra thủ đoạn của
các nhóm đối tượng này, thì chúng lại chuyển sang một hình thức khác nhưng
không thay đổi ý đồ. Đó là mạo danh các cơ quan, đơn vị của Nhà nước hoặc các tổ
chức xã hội lập ra những tài khoản mang tên tổ chức A, cá nhân B hòng “tạo niềm
tin” cho công chúng.
Nếu cộng đồng mạng
không tham khảo nhiều nguồn thông tin chính thức từ các góc tiếp cận khác nhau,
sẽ rất dễ bị lôi kéo, kích động; rất dễ có những bình luận bằng thái độ cực
đoan, và cuối cùng sẽ “mắc bẫy” các đối tượng mạo danh, cơ hội.
Sử dụng mạng xã hội một cách tỉnh táo, không vội
vàng, cả tin và sớm phân biệt những trang mạo danh là việc làm mà mỗi cư dân mạng
cần nắm rõ để góp phần cho không gian mạng hoạt động lành mạnh trong điều kiện
“biển thông tin” ngày càng mênh mông như hiện nay./.
Nếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá.
Trả lờiXóaChúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa