Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

Cảnh giác trước những âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam



                                                                                                    TT
Hiện nay, các thế lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh “diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam.
Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ vấn đề “tôn giáo” với vấn đề “dân tộc” để kích động tâm lý mặc cảm, tư tưởng ly khai, tư tưởng chống đối trong cộng đồng đồng bào có đạo và đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ hai, tích cực ủng hộ những phần tử bất mãn, cực đoan, quá khích trong một số cộng đồng tôn giáo, tổ chức lôi kéo, kích động quần chúng tín đồ biểu tình, gây rối dẫn tới bạo loạn để lấy cớ can thiệp từ “bên ngoài”. Ngoài ra, chúng còn lợi dụng tình hình khiếu kiện để xuyên tạc, vu cáo Đảng và Nhà nước ta vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo.
Thứ ba, tích cực thúc đẩy liên kết hoạt động giữa các tôn giáo; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng phản động, cơ hội chính trị trong nước để tạo dựng ngọn cờ, hình thành lực lượng đối lập, đối trọng với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam; đẩy mạnh phát triển các hội đoàn tôn giáo, khuyếch trương thanh thế, kết hợp với tăng cường truyền đạo trái phép, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên để tập hợp quần chúng, gây áp lực với chính quyền địa phương nếu bị xử lý.
Thứ tư, tiến hành những hoạt động chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng, tuyên truyền kích động mâu thuẫn, xung đột, nhất là đối lập về hệ tư tưởng giữa “hữu thần” với “vô thần”, giữa thế giới quan tôn giáo với thế giới quan cộng sản; vu cáo cộng sản diệt đạo, Nhà nước đàn áp tôn giáo làm cho bộ phận quần chúng lạc hậu ngộ nhận tin theo, từ đó, tạo lực lượng chống đối ngầm chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ động ngăn chặn, đối phó hiệu quả với những hoạt động chống phá cách mạng chúng ta cần sữ dụng đồng bộ các biện pháp sau:
Một là, cấp ủy, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nâng cao nhận thức, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo nói chung, từng tôn giáo cụ thể nói riêng. Chú trọng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý ở một số địa phương. Cần nhận thức rõ rằng, giải quyết tốt vấn đề tôn giáo sẽ là một trong những nhân tố quan trọng góp phần ổn định chính trị - xã hội trong cả nước cũng như từng địa phương.
Hai là, chú trọng công tác xây dựng lực lượng chính trị, cơ sở cốt cán trong tôn giáo; làm tốt công tác phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên trong tín đồ tôn giáo nhằm phát huy tác dụng làm “hạt nhân” trong phong trào cách mạng của quần chúng ở địa phương, cơ sở. Kiện toàn bộ máy tuyên truyền nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng; đặc biệt là ở những vùng có đông đồng bào theo đạo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ba là, đẩy mạnh công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; thực hiện tốt chính sách đoàn kết lương - giáo; tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, làm cho cộng đồng ổn định, buôn làng phát triển, gia đình ấm no...
Bốn là, các tỉnh, thành phố có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể; nhất là, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo chuyên sâu ở tỉnh, huyện, xã, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nhà nước đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới.


2 nhận xét:

  1. Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.

    Trả lờiXóa