Hiện nay, trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ 8- Quốc hội
khóa XIII, Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đang có nhiều tổ chức truyền
thông đặt ở nước ngoài có riêng những hướng dẫn công chúng báo chí các kỹ năng
sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để trở thành “nhà báo công dân”, như
RFA hướng dẫn cách áp dụng công cụ StoryMaker để công chúng tự thực hiện các
bản tin và phóng sự... Trong vô vàn các “nhà báo công dân” đó, họ chiêu dụ,
cung tiền, gây dựng những “ngọn cờ” nòng cốt,
làm bút nô viết bài xuyên tạc,
điên cuồng chống phá ta trên các phương tiện truyền thông xã hội, như Trương
Duy Nhất, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Phạm Chí Dũng, Nguyễn Hữu Vinh (anh Ba
Sàm), Nguyễn Vũ Bình,... Thay vì chỉ những bài viết thô tục, sặc mùi chợ búa
trước đây, chúng còn chuyển sang khoác áo “trí thức cấp tiến” để viết bài xảo
biện ngày càng tinh vi, lắt léo hơn, mượn danh nghĩa “phản biện khoa học”, thậm
chí thành lập hẳn những tạp chí giả khoa học, dân chủ, như “Luật khoa Tạp chí” của
Trịnh Hội, Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long - những đối tượng công khai chống
đối ta, đứng đằng sau là Việt Tân, VOICE - để đánh lừa độc giả, tạo diễn đàn dụ
dỗ cả những đối tượng bất mãn chính trị hay non nớt chính trị tham gia, nhất là
nhắm vào những đối tượng thường dao động, nghiêng ngả lập trường. Những bài
viết này được chúng ngụy trang bằng bày tỏ các “tư tưởng cấp tiến”, nhưng bản
chất là lấy quan điểm, tiêu chuẩn phương Tây để phủ nhận, công kích thẳng vào
hệ thống luật pháp và hệ tư tưởng của ta; cố tình bịa đặt hòng gây chia rẽ, mâu
thuẫn giữa Việt Nam và các nước khác. Nguy hiểm hơn, mang mặt nạ trao đổi, dịch
thuật khoa học, chúng còn sử dụng những trang web có các bài viết chứa nội dung
chống phá ta được cài ẩn rất kín, thậm chí nhiều tờ báo của ta còn trích dẫn
lại hay ngộ nhận ca ngợi. Các web này đều tích hợp mạng xã hội và fanpage trên
Facebook để kết nối với độc giả và tăng khả năng tập hợp lực lượng ủng hộ.
Những dẫn chứng trên cho thấy, sự chống phá trên các phương tiện truyền thông
xã hội của các thế lực thù địch có thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp.
Trước
sự chống phá ngày càng điên cuồng và tinh vi trên không gian mạng, các phương
tiện truyền thông xã hội của các thế lực thù địch và những hậu quả khôn lường
mà nó có thể gây ra, Việc quản lý thông tin còn lỏng lẻo, thiếu giải pháp đủ
mạnh để đấu tranh có hiệu quả với các thông tin sai lệch, phản bác lại những
luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất
mãn chính trị”. Do đó, hiện nay, công tác đấu tranh trên môi trường mạng cần
được coi trọng đặc biệt, trong đó có đấu tranh phản bác những luận điệu ngụy
tuyên truyền về tham nhũng không
cường điệu hóa, nhưng cũng không được chủ quan trước những tác động tiêu cực từ
sự chống phá bằng các phương tiện truyền thông xã hội của các thế lực thù địch.
Lấy việc tận dụng những ưu thế của các phương tiện truyền thông xã hội làm chủ
đạo, thay vì phiến diện chỉ thấy các yếu tố tiêu cực, mặt trái của nó. Từ đó,
sử dụng các phương tiện này để thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội
của truyền thông đại chúng trong phòng, chống tham nhũng; lan tỏa nhanh chóng
thông tin chính thống của ta tới đông đảo người dân; là công cụ hữu hiệu để các
tổ chức đảng, chính quyền và người dân gia tăng sự tương tác, lắng nghe, sẻ
chia, thấu cảm, đồng thuận; là cơ hội để thực hiện mô hình chính quyền mở, minh
bạch, thân thiện và phục vụ. Đặc biệt, các phương tiện truyền thông xã hội là
kênh thông tin tổng hợp quan trọng để đánh giá, đo lường, nắm bắt và giải quyết
các cuộc khủng hoảng thông tin nhằm bình ổn, điều hòa các xung đột, mâu thuẫn,
“điểm nóng” xã hội nảy sinh do tác động từ việc ban hành các chính sách./.
Giữa mớ hỗn độn thông tin trên các trang MXH, chúng ta cần tỉnh táo để không bị lôi kéo, biến mình thành con rối của kẻ xấu, gây nguy hại đến an ninh quốc gia và vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóaBạn nói rất chuẩn, tôi cũng đồng quan điểm
Xóa