Thời Xuân Thu bên Tàu, Tề Hoàn Công
là Vua của nước Tề, vốn có thù với Quản Trọng (Quản Di Ngô) vì trước đó Quản
Trọng từng bắn tên suýt giết chết Ông. Nhưng sau đó, biết Quản Di Ngô là người
có tài kinh bang tế thế nên Tề Hoàn Công không những không giết mà còn trọng
dụng và giao trọng trách vực dậy nước Tề sau nhiều biến cố đã rất suy yếu; để
rồi sau đó, chính Quản Trọng đã giúp Vua Tề đứng đầu Ngũ Bá. Ngô Đình Diệm vốn
được Bác Hồ tạo điều kiện thuận lợi để trở thành một “Quản Di Ngô” hoặc chí ít
cũng là người có ích cho nước, cho dân nhưng hắn ta đã bỏ chỗ sáng để bước vào
bóng tối không lối thoát; chỉ vì hám danh, hám lợi, hám quyền lực mà phản bội
lại dân tộc ta; chọn ngoại bang để tôn thờ; hết thờ Pháp lại chuyển sang thờ
Mỹ; trở thành tội nhân thiên cổ, để lại tiếng xấu muôn đời. Dù có nhảy xuống
Hồng Hà hay Cửu Long muôn vạn lần cũng không sạch hết tội!
1. NGÔ ĐÌNH DIỆM:
Vào các năm 1930 và 1931, Ngô Đình
Diệm đã giúp người Pháp đàn áp cuộc nổi dậy Xô Viết Nghệ Tĩnh của nông dân do
những người Cộng sản tổ chức. Ngô Đình Diệm vùi dập cách mạng vì ông không ủng
hộ cách mạng. Ông ta lo sợ cách mạng có thể sẽ đe dọa quyền cai trị của quan
lại trong đó có hắn ta. Cũng chính vì “thành tích” đàn áp người yêu nước mà Ngô
Đình Diệm từng làm đến chức Thượng Thư bộ Lại của triều đình Huế (tương đương với
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày nay) thay cho Nguyễn Hữu Bài và kể từ đó hắn đã làm
tay sai cho giặc Pháp để tắm máu phong trào yêu nước của những người Cộng sản
kiên trung.
2. BÁC HỒ LẤY ĐẠI CỤC LÀM TRỌNG KHI
TẾP DIỆM VÀ MỜI ÔNG TA THAM GIA CÁCH MẠNG:
Kho lưu trữ của Bảo tàng cách mạng
Việt Nam Hà Nội, có sáu cuốn sổ tay khổ giấy học trò, ngoài bìa ghi Sổ tiếp
khách. Đó là những cuốn sổ ghi hằng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp những người
đã đến gặp Chủ tịch, từ ngày 04/9/1945 đến tháng 3/1946. Có lẽ còn nhiều cuốn
sổ tiếp khách nữa, nhưng Bảo tàng không lưu trữ được, hoặc là mất, thất lạc,
hoặc đến thời gian đó … do nhiều lý do mà không tiếp tục ghi. Qua các Sổ tiếp
khách này, người nghiên cứu có thể thấy điểm nổi bật: sổ đánh dấu số 5, ngày
15/1/1946, bên cạnh tên các vị khách, có dòng chữ “Cụ tiếp Ngô Đình Diệm”.
Tháng 9/1945, Ngô Đình Diệm bị Việt
Minh bắt trên đường từ Sài Gòn ra Huế. Tại Huế, ông được (biết) anh ruột ông là
Ngô Đình Khôi và con trai của ông Khôi là Ngô Đình Huân bị Việt Minh xử tử vì
tội phản quốc. Ngô Đình Diệm gặp Bác vào tháng 1/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh
tiếp ông Diệm tại Hà Nội với mục đích mời ông Diệm tham gia chính phủ liên
hiệp. Stanley Karnow (tác giả sách Lịch sử Việt Nam (Viet Nam a history - New
York, 1991 - NV) nhưng Diệm đã từ chối.
3. TÂM PHỤC KHẨU PHỤC BÁC HỒ:
Cuộc tiếp kiến Bác Hồ đã để lại cho
ông Diệm một ấn tượng sâu sắc. Có lẽ vì vậy mà con người chống Cộng cực đoan
này chưa một lần nào thất lễ với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau này, trong một cuộc
trò chuyện thân mật với anh Hai Nhạ (cán bộ tình báo của Việt Nam) tại dinh Gia
Long, ông Diệm vẫn nhớ lại hình ảnh mảnh dẻ, giản dị, phong sương của Cụ Hồ
trong buổi tiếp. Cụ mặc quần “soóc”, chân đi dép cao su trắng với điếu thuốc lá
trên môi, lời nói và cử chỉ rất mực lịch thiệp. Ông Diệm có thể thốt ra với Vũ
Ngọc Nhạ một câu: “Cụ Hồ là bậc đại nghĩa, còn Qua là người tiểu khí. Nhưng nếu
qua nhận lời cộng tác với Cụ Hồ thì qua biết ăn nói thế nào với dòng họ Ngô về
cái chết của anh qua và cháu qua bởi tay Việt Minh”. Câu chuyện này là do ông
Trần Quốc Hương, tức Mười Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, người trực tiếp
chỉ đạo mạng tình báo chiến lược ở miền Nam thời chống Mỹ, trong đó có Vũ Ngọc
Nhạ, nói với ông Ngô Trần Đức, đầu năm 2004.
Qua một số tư liệu trên, chúng ta có
thể thấy: Đối với Ngô Đình Diệm, Cụ Hồ còn có ý định “mời ông Diệm giữ chức vụ
quan trọng trong chính phủ” (như giáo dục, cải thiện mức sống nhân dân…). Đó là
việc làm của bậc Đại Nhân, Đại Trí, Đại Nghĩa, Bác Hồ lấy đại cục làm trọng,
biết rõ tài năng của Diệm nên muốn cảm hóa hắn ta để phục vụ cho mục đích chung
là đấu tranh để giải phóng dân tộc nhưng vì hám danh, hám lợi và không vượt qua
được “thù hằn” cá nhân (Ngô Đình Khôi, anh trai Diệm bị Cách mạng xử tử về tội
phản quốc) nên hắn không nhân lời Bác Hồ. Sau cuộc đó, Bác Hồ đã thả Ngô Đình
Diệm.
4. NGÔ ĐÌNH DIỆM LẤY VIỆC BẤT NHÂN,
BẤT NGHĨ ĐỂ ĐÁP LẠI VIỆC LÀM ĐẠI NHÂN, ĐẠI NGHĨA CỦA BÁC HỒ VÀ CÁCH MẠNG VÀ QUẢ
BÁO CHO KẺ BÁN NƯỚC.
Sau khi được tha tội, Ngô Đình Diệm
về sống ẩn dật với Ngô Đình Nhu ở Đà Lạt. Sang Mỹ (1950), được đào tạo ở các
chủng viện, ở Đại học Michigân (Michigan). Ngô Đình Diệm được Bảo Đại đưa lên
làm Thủ tướng (7/1954) thay cho Bửu Lộc (Mỹ gây sức ép). Năm 1955, thực hiện
cuộc “trưng cầu dân ý” giả hiệu để lật đổ Bảo Đại. Ngô Đình Diệm lên làm Tổng
thống của ngụy Sài Gòn (bọn ngụy hay gọi là nền Đệ Nhất Cộng Hòa). Phá hoại
hiệp định Giơnevơ (Hiệp định quy định sẽ tổng tuyển cử trước 1956 nhưng Mỹ,
Diệm đã bội ước), Diệm ráo riết thực hiện mưu đồ chia rẽ lâu dài đất nước,
chống phá cách mạng, thực hiện âm mưu của Mỹ biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc
địa kiểu mới; tàn sát người yêu nước với chính sách bạo tàn “giết nhầm hơn bỏ
sót”; ban hành Luật 10/59, lê máy chém khắp Miền Nam; gây đau thương, tang tóc
cho đồng bào ta, nhân dân ta. Ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam sang
Đông Nam Á, làm bàn đạp tiến công Miền Bắc Việt Nam. Tuy vậy, Ngô Đình Diệm vẫn
không đáp ứng được yêu cầu thực thi chính sách thực dân mới của Mĩ nên Mĩ đã
đưa một số tay sai mới làm cuộc đảo chính (02.11.1963) giết chết anh em Diệm,
Nhu.
Ngô Đình Diệm là kẻ có tài năng, học
thức; đó là điều không thể chối cãi; tuy nhiên, hắn ta dùng cái “tài” đó vào
việc bất nhân, bất nghĩa nên cái “tài”trở thành tai ương, trở thành kẻ bất Trí,
phản quốc. Đúng như Nguyễn Du nói “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” và “chữ tài
liền với chữ tai một vần”! Theo giặc và bị giặc giết, không gì có thể nhục nhã
hơn cho một kiếp nhân sinh! Sự đớn hèn và nhục nhã của Diệm thì ngàn năm Nhật,
Nguyệt cũng khó có thể che mờ!
5. MỸ DỰNG LÊN DIỆM RỒI LẠI GIẾT
DIỆM; NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN MỘT THỜI “THỜ” DIỆM CŨNG LẠI THEO MỸ ĐỂ HẠ SÁT HẮN
TA VÀ BÂY GIỜ BỌN NGỤY TÀN DƯ VÀ BỌN PHẢN QUỐC LẠI TƯỞNG NIỆM HẮN – TRÒ HỀ CỦA
LỊCH SỬ.
Cuộc đảo chính năm 1963 đã đưa anh
em Ngô Đình Diệm xuống địa ngục của trần gian, đền tội trước nhân dân Việt Nam;
tuy nhiên, những kẻ giết hắn và cả gia tộc nhà Diệm lại là những kẻ đã dựng hắn
lên và tôn thờ hắn một thời. Cái chết của anh em Ngô Đình Diệm là kết cục bi
đát nhất cho kẻ can tâm làm tay sai cho giặc để phản bội tổ quốc, tàn hại nhân
dân. Với việc giết Diệm thì bản chất của Đế quốc Mỹ cũng lộ rõ; đúng như lời
Tổng thống (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon:
“Cuộc thảm sát gia đình Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút
ra được một bài học khá chua chát: Làm đồng minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi
hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa là nên làm kẻ thù của Hoa
Kỳ”. Có nghĩa là người Mỹ chỉ vì lợi ích quốc gia của họ, đối với kẻ làm tay
sai thì họ dựng lên được thì cũng có thể hạ xuống như cái cách mà người ta lật
bàn tay mà thôi!
Và bây giờ sau 44 năm, những kẻ
chống Cộng lưu vong ở hải ngoại và một số thành phần phản quốc ở trong nước lại
“tưởng niệm” và hối tiếc vì đã sai lầm khi giết Diệm và cho rằng chính vì sai
lầm này mà ngụy Sài Gòn sụp đổ; đúng là trò hề của lịch sử của một đám vong
quốc nô! Dù cho cả một trăm, một ngàn Ngô Đình Diệm thì mãi mãi phi nghĩa sẽ
không bao giờ thắng được chính nghĩa, bất Nhân không thắng được đại Nhân và bất
Nghĩa chẳng bao giờ thắng Đại Nghĩa! Nhân dân Việt Nam sẽ đánh bại bất cứ kẻ
thù nào dù chúng hùng mạnh và hung hãn đến đâu! Lịch sử dân tộc đã chứng minh
điều đó!
Các ngươi nên nhớ rằng lịch sử dân
tộc nói riêng và cả thế giới nói chung thì những kẻ phản quốc đều có cái kết
tương đồng với Ngô Đình Diệm mà thôi, không thể khác được! Giống bất Nhân, bất
Nghĩa nhân danh là “trí thức”, là “nguyên khí quốc gia” dưới vỏ bộc “dân chủ,
nhân quyền” ở Việt Nam nên lấy gương của Ngô Đình Diệm để tự răn mình, “buộc
chỉ ngón tay” để không bội phản, trở cờ; làm việc thất đức. Hãy nhớ cho rõ điều
đó, nếu không các ngươi chỉ sẽ là tội đồ của dân tộc này, vạn kiếp không
phai./.
Bài viết rất hay, xin cảm ơn
Trả lờiXóa