Nhân danh đổi mới, dân chủ, nhiều người hiện vẫn
ra sức tuyên truyền rằng: “Đa đảng tốt
hơn một đảng vì các đảng sẽ phải cạnh tranh nhau trong việc giành phiếu bầu của
người dân. Đảng nào lạm quyền sẽ bị các đảng khác tố cáo, người dân sẽ không bỏ
phiếu ủng hộ nữa. Như vậy, người dân sẽ giám sát được quyền lực nhà nước, đó mới
thực sự là dân chủ”.
Mới nghe qua thì thực là có lý. Song sự thật hệ
thống chính trị đa đảng phái ở phương Tây ra đời lại là nhằm mục đích kiểm soát
phổ thông đầu phiếu, hay nói cách khác là vô hiệu hóa quyền lực của lá phiếu bầu,
chứ không phải nhằm mục đích giúp lá phiếu bầu kiểm soát quyền lực nhà nước.
1. Vô hiệu hóa phổ thông đầu phiếu:
Khi có rất nhiều đảng phái tham gia tranh cử
thì các đảng phái phải làm gì? Họ sẽ phải thu hút càng nhiều phiếu bầu càng tốt,
tức là họ phải đưa ra cương lĩnh chính trị rất “ôn hoà, trung lập” để thu hút
được thật nhiều cử tri, họ phải tránh đưa ra các nội dung gây xung đột. Ai
thích tư bản thì có tư bản, ai thích làm thuê thì có món làm thuê, ai thích trà
đá thì có trà đá,... Tuy nhiên, những vấn đề thiết thân với quyền lợi trực tiếp
của các giai tầng trong xã hội thì lại là chuyện khác, không được đề cập đến,
ví dụ như việc tăng lương giảm giờ làm chẳng hạn, bởi chuyện này sẽ gây xung đột
giữa chủ và thợ, tạm gác lại đã để không ảnh hưởng đến lượng cử tri ủng hộ. Các
đảng phái sẽ đưa ra một tập hợp các vấn đề hết sức chung chung và ít ảnh hưởng
đến quyền lợi trực tiếp đối với các nhóm dân cư trong xã hội. Ngoài cử tri tự
do thì đảng phải khi tranh cử cũng phải tính đến việc liên minh với các đảng
khác nữa để có đa số phiếu, khi đó họ sẽ càng phải hạn chế các nội dung chính
trị có thể gây ra xung đột với các đối tác tiềm năng.
Hệ thống
chính trị đa đảng cạnh tranh dẫn đến cái sự ngược đời là thay vì tập trung vào
những vấn đề thiết thực đối với đời sống xã hội thì họ sẽ lại tập trung vào những
vấn đề nghe thì hay ho nhưng nội dung thì tào lao, chẳng ảnh hưởng đến quyền lợi
của ai cả.
Để có ưu thế
trong tranh cử thì các đảng phái buộc phải thu hút được một số lượng lớn cử
tri, điều này dẫn đến việc họ phải kết nạp tràn lan, khiến cho cử tri thuộc đảng
phái mất đi đặc tính chung, trở thành một đám đông lộn xộn, không thể thống nhất
về bất cứ điều gì. Ví dụ: Anh ủng hộ đồng tính? Tốt, hãy bỏ phiếu cho tôi! Anh
bảo vệ môi trường? Tốt! Hãy bỏ phiếu cho tôi! Anh ủng hộ nhà thời? Tốt, hãy bỏ
phiếu cho tôi! Anh ủng hộ công nghiệp nặng? Tốt, hãy bỏ phiếu cho tôi!
Mặc dù nhà thờ
thì phản đối đồng tính, môi trường thì phản đối công nghiệp nặng, nhưng không
có vấn đề gì hết, khi nắm quyền chúng tôi sẽ giải quyết tất. Bằng các nào ư?
Chúng tôi sẽ phát huy dân chủ. Mọi người sẽ có quyền lên tiếng. Phiếu bầu của mọi
người sẽ quyết định vấn đề nào được ưu tiên!!!
2. Cạnh tranh
vì lợi ích riêng của đảng phái:
Việc cạnh
tranh thu hút cử tri khiến các đảng phái chính trị phải thiết lập một bộ máy
thường trực để vận động quyên góp tài chính, tuyên truyền chính trị, tiếp xúc cử
tri và dàn xếp các xung đột. Điều này có nghĩa là họ phải tuyển dụng một bộ máy
nhân sự chuyên nghiệp cho những việc đó. Những người này chắc chắn không xuất
thân từ tầng lớp công nhân lấm lem dầu mỡ, họ phải có hiểu biết nhất định về quản
lý, làm công việc phức tạp có tính chuyên môn cao nên thường xuất thân từ các
gia đình giàu có và được đào tạo từ các cơ sở đào tạo danh giá về chính trị, quản
trị kinh doanh, quản lý công hay truyền thông.
Tóm lại, những
người quản lý chuyên nghiệp của đảng phái sẽ có xuất thân và nền tảng giáo dục
giống như chủ doanh nghiệp và giới thượng lưu chính trị. Lợi ích của giới quản
lý chuyên nghiệp trong đảng phái gắn liền với việc không ngừng mở rộng hoạt động
và ngân sách của đảng phái. Sự tương đồng về văn hóa và lợi ích giữa bộ máy
chóp bu của đảng phái với giới chủ doanh nghiệp tạo ra sự đồng cảm về lợi ích
giữa hai nhóm này.
Những người
quản lý chuyên nghiệp sẽ vô hiệu hóa vai trò của các thành viên cấp thấp hơn của
đảng phái, họ thực hiện mọi công việc và biến các thành viên cấp thấp hơn thành
cái máy nói thuần túy. Mặt khác, để đảm bảo đảng có hình ảnh đẹp đẽ trong mắt
công chúng thì các xung đột, tranh cãi nội bộ phải bị dẹp bỏ, biến thành các
công việc bàn giấy thuần túy. Sự dân chủ được ca ngợi của hệ thống đa đảng tồn
tại được là nhờ vô hiệu hóa dân chủ trong nội bộ đảng.
Sự cạnh tranh
giữa các đảng phái trong việc nắm chính quyền không nhằm phục vụ cử tri như người
ta vẫn tưởng tượng, mà thực tế là phục vụ quyền lợi cho chính đảng phái mà
thôi. Mỗi khi nắm được chính quyền thì đảng phái sẽ mở rộng được hoạt động của
mình, thu hút được thêm cử tri, củng cố thêm các mối liên minh về chính trị và
kinh tế với các đối tác khác nhờ việc chiếm đoạt và ban phát một cách hào phóng
các nguồn lực tài nguyên quốc gia thông qua bộ máy nhà nước, kết quả là toàn bộ
nguồn lực quốc gia sẽ thuộc sở hữu của một thiểu số những người có khả năng
thao túng chính trị đứng sau các đảng phái.
Hệ thống đa đảng
cạnh tranh dẫn đến sự quan liêu hóa của bộ máy quản lý đảng phái, hoạt động vì
lợi ích của chính bản thân chứ không phải vì lợi ích của cử tri. Thành viên của
đảng phái bị mất giá, ý kiến của họ không mấy ảnh hưởng đến đường lối chính
sách của đảng, công việc duy nhất mà họ làm là đi bỏ phiếu khi đến kỳ bầu cử. Bằng
cơ chế cạnh tranh, hệ thống đa đảng vô hiệu hóa quyền lực của phổ thông đầu phiếu
và làm cho phổ thông đầu phiếu trở thành không gian an toàn cho chủ nghĩa tư bản.
3. Phát triển
các tổ chức xã hội dân sự đánh thuê:
Hệ thống đa đảng
phương Tây thành công trong việc vô hiệu hóa phổ thông đầu phiếu, biến cử tri
thành cái máy bỏ phiếu đơn thuần, nhưng con người vẫn là con người, họ không
nói được bằng cách này thì họ nói bằng cách khác. Từ những năm 1970 của thế kỷ
trước, ở phương Tây xuất hiện một loại hình phong trào xã hội mới, có đặc tính
là gây xung đột và không đòi quyền chính trị, ví dụ như đòi quyền cho người đồng
tính, bảo vệ môi trường, chống hạt nhân... Các phong trào này ban đầu là sự phản
ứng đối với thất bại của hệ thống đa đảng, thu hút được sự chú ý của rất nhiều
cử tri, nhưng sau đó những tổ chức này nhanh chóng trở thành cánh tay nối dài
cho đảng phái. Một mặt họ độc lập với đảng phái trong việc thu hút các thành
viên nên không ảnh hướng đến các đảng phái, mặt khác họ lại cần đến các đảng
phái để có thể đưa các vấn đề của họ lên chương trình nghị sự của nhà nước. Các
phong trào này nhanh chóng tạo ra các tổ chức xã hội dân sự chuyên nghiệp và trở
thành một kênh bán phiếu bầu cho các đảng phái. Thông qua các cơ chế tài trợ phức
tạp và lắt léo, các tổ chức xã hội dân sự dần dần phụ thuộc vào đảng phái, ngược
lại đảng phái sử dụng họ làm vũ khí để cạnh tranh trong bầu cử, phổ biến là gom
phiếu bầu và tấn công các đảng đối thủ. Việc các phong trào xã hội dân sự xung
đột với đảng phái hay chính quyền là biểu hiện cho thấy sự thống nhất của nó với
hệ thống đa đảng.
4. Sự ra đời
và phát tác của các đảng tội ác, lưu manh:
Những nhóm cử
tri nhỏ có các khuynh hướng cực đoan khi thất vọng với các đảng phái lớn thì sẽ
tìm đến các đảng nhỏ cực đoan, đặc điểm của các đảng phái cực đoan này là họ
hoàn toàn không có cơ hội trong việc tranh cử vì chỉ thu hút được rất ít cử
tri. Song với số cử tri thu hút được ấy họ có thể bán phiếu bầu cho các đảng lớn
hơn, dùng nó để tham gia liên minh hoặc cản trở các đảng lớn đạt được đa số phiếu
cần thiết nhằm đòi hỏi quyền lợi cho bản thân, nói ngắn gọn là tống tiền các đảng
lớn. Chính vì vậy ở các nước đa đảng phương Tây có sự tồn tại của những đảng
phát xít, họ công khai tuyên truyền cho các chế độ tội ác một cách hợp pháp.
Các đảng tội
ác tồn tại như là một sản phẩm của chế độ đa đảng và chúng hoàn toàn có thể trở
thành đảng nắm quyền khi gặp các điều kiện xã hội thích hợp. Do vậy, chế độ đa
đảng không loại bỏ mà ngược lại còn dung dưỡng các đảng tội ác, trở thành môi
trường màu mỡ cho tội ác được hợp pháp hóa.
5. Độc đảng
phát xít luôn là hệ quả của cơ chế cạnh tranh đa đảng trong xã hội tư bản:
Hệ thống đa đảng
có phải là sự phủ nhận hệ thống độc đảng không? Không, sự cạnh tranh giữa các đảng
phái có thể dẫn đến tình trạng một đảng đủ lớn mạnh để áp đảo các đảng phái
khác. Hệ thống đa đảng cạnh tranh có thể dẫn đến chế độ độc đảng và độc tài
trên thực tế. Đảng Quốc Xã của phát xít Đức lên nắm quyền hoàn toàn hợp pháp
thông qua bầu cử và vô hiệu hóa Quốc Hội Đức bằng đạo luật trao toàn bộ quyền lập
pháp cho Hitler.
Chế độ độc đảng
không phủ nhận chế độ đa đảng, ngược lại là sản phẩm của sự cạnh tranh đa đảng.
Sự thắng thế của các đảng cực hữu phát xít trên thế giới vừa qua tiếp tục chứng
minh điều này. Những bệnh tật của hệ thống độc đảng phát xít đều là thừa kế từ
hệ thống đa đảng.
Tóm lại, việc
tuyên truyền rùm beng và phán xét một cách chung chung kiểu như “đa đảng là tốt
vì nó giúp người dân kiểm soát quyền lực nhà nước” chỉ là lời lẽ ngụy biện để lừa
phỉnh nhân dân, là luận điệu sáo rỗng của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản
luôn mơ tưởng đoạt quyền lực của nhân dân.
Đối với Đảng
cộng sản Việt Nam, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định và cũng là căn dặn: “Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Ðảng
không có lợi ích gì khác”. Chúng ta không cần và không chấp nhận đa đảng là bởi:
Thứ nhất, những
luận điệu đòi đa nguyên đa đảng ở Việt Nam đều do các đối tượng bất mãn với chế
độ do nhân dân làm chủ, các thế lực trong và ngoài nước thù địch với lợi ích
chung của dân tộc Việt Nam, không đại diện cho nguyện vọng của đông đảo nhân
dân Việt Nam. Những người tuyên truyền đòi đa đảng ở Việt Nam không hề nhằm muốn
Việt Nam phát triển, nhân dân Việt Nam được ấm no, hạnh phúc, mà họ muốn Việt
Nam lâm vào tình cảnh hỗn loạn, xung đột, từ đó xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, hướng lái Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai, Đảng
Cộng sản Việt Nam trở thành lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng và nhân dân
Việt Nam là sự lựa chọn của lịch sử. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã phủ định đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập như một tất yếu tự nhiên. Nền chính trị nhất
nguyên ở nước ta là do nhân dân lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong lịch
sử đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã và đang khẳng định là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh
đạo cách mạng và nhân dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam dưới sự chỉ đạo dẫn dắt của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã được sống tự do trong hòa bình và nền chính trị ổn định
nhất thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng ở nước ta đã đem
lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động.
Đó là độc lập, tự do cho dân tộc; là quyền tự quyết dân tộc, quyền bình đẳng với
mọi quốc gia khác trong việc lựa chọn con đường phát triển đi lên của mình; là
quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các thành phần kinh tế; quyền tự do làm
giàu theo pháp luật, phát huy dân chủ gắn liền với giữ vững kỷ cương xã hội; là
sự phát triển trong đa dạng các sắc màu văn hóa dân tộc; là sự tiến bộ trong
giáo dục, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu vì sự tiến bộ và
phát triển toàn diện con người…
Những thành tựu
không thể phủ nhận của đất nước trong suốt các giai đoạn cách mạng đã khẳng định
và ngày càng củng cố vững chắc hơn vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
đối với sự nghiệp phát triển của dân tộc Việt Nam.
Những ngày
này, chuẩn bị đến Đại Hội Đảng các cấp, nhiều trí thức cơ hội cùng những kẻ lưu
manh chính trị lại ra rả kêu gọi “tôi muốn đa đảng”!
Có lẽ nên cho
chúng sang Ukraina, Thái Lan, Mỹ Latinh, Trung Đông, hoặc ngay cả Pháp để được
hưởng đa đảng!
Bản chất của các thế lực thù địch là không thay đổi; chúng cổ súy cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, với động cơ chính trị đen tối, đó là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì vậy chúng ta phải cảnh giác
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng đồng quan điểm
Xóa