Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

Về cái gọi là “Nỗi khổ chẳng đáng thương” của Nguyễn Đình Cống


Về cái gọi là “Nỗi khổ chẳng đáng thương” của Nguyễn Đình Cống
Ngày 23.9.2019, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 205-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Quy định này là phương thức, giải pháp để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về xây dựng Đảng.
Không ngoài dự đoán, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động ngay lập tức có các luận điệu xuyên tạc trên các phương tiện truyền thông quốc tế, blog hải ngoại, mạng xã hội.
Trên trang blog Bauxite Việt Nam, ngày 29/9/2019, đối tượng Nguyễn Đình Cống phát tán bài “Nỗi khổ chẳng đáng thương” với nội dung xuyên tạc, nói xấu Quy định số 205-QĐ/TW; xuyên tạc tình hình nội bộ Đảng, cổ súy cho cái gọi là chế độ “Tam quyền phân lập”; chúng xuyên tạc rằng: Hiến pháp đã thể hiện mầm mống và bắt đầu của sự suy thoái, đó là Điều 4 khi cho phép đảng lãnh đạo độc quyền và tuyệt đối. Chúng quy kết, sự độc quyền quá lâu, thiếu minh bạch trong một thời gian dài nên dẫn tới tình trạng phổ biến là tha hóa đạo đức của cán bộ lãnh đạo. Chúng quy chụp rằng, đây là vấn đề mang tính bản chất của chế độ; quy định này là cơ hội để thanh trừng nội bộ, loại trừ phe nhóm, để hủy diệt đối với những người có khả năng tranh giành quyền lực…
Thực tế đã chứng minh, không quốc gia nào có thể phát triển nhanh, ổn định và bền vững nếu quyền lực nhà nước không được kiểm soát và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng lạm quyền, tha hóa quyền lực vẫn luôn tiềm ẩn và thường xuyên xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào cho dù thể chế chính trị có khác nhau. Và vấn đề kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, xa rời chuẩn mực của cán bộ, công chức là vấn đề được hầu hết các quốc gia quan tâm và có thiết chế quy định.Như vậy có thể thấy, sự suy thoái, tha hóa, tham nhũng là một hiện tượng xã hội, nó nảy sinh trong bất cứ một quốc gia với một chế độ xã hội nào chứ không chỉ ở Việt Nam với sự lãnh đạo của ĐCS mới nảy sinh những vấn đề trên. Và việc ban hành quy định để quản lý vấn đề trên là một việc làm cần thiết thúc đẩy sự phát triển, minh bạch của xã hội.
Dễ dàng nhận thấy, luận điệu xuyên tạc của các đối tượng xấu nhằm hướng đến hai mục đích chẳng xa lạ gì. Đó là: (1) Xóa bỏ Điều 4 – Hiến pháp 2013 quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật. Từ đó lật đổ sự lãnh đạo của Đảng với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng; (2) Cổ xúy, thúc đẩy từ bỏ con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, hướng lái theo con đường tư bản chủ nghĩa, theo hướng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, “xã hội dân sự” ở Việt Nam; (3) Tạo cớ diễn biến tình hình chính trị ở nước ta, cố tình xuyên tạc công tác cán bộ theo kiểu “tung hỏa mù” để tạo ra nhận thức sai lệch trước thềm Đại hội XIII của Đảng.
Các thế lực thù địch, các đối tượng xấu thường xuyên tìm lý do để xuyên tạc về các chính sách của Đảng và Nhà nước đặt ra đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng thì hoạt động của các đối tượng càng trở nên ráo riết./.
Hơn bao giờ hết, nhân dân mong mỏi Đảng cần phải tiếp tục “nghiêm túc, kiên trì, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu” trong thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, điểm nhấn của nghị quyết lần này là Trung ương yêu cầu phải có phương pháp đánh giá cán bộ một cách khách quan, chính xác; có cơ chế tạo động lực, đổi mới sáng tạo, rèn luyện cán bộ qua thực tiễn, đồng thời đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền...
Như vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 205-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Quy định này là phương thức, giải pháp để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII là hợp với ý Đảng, lòng dân./.
                                                                       Cậu Hai


1 nhận xét: