XK 255
Gần
đây trên một số trang mạng, các thế lực phản động, thù địch bằng nhiều lời lẽ
khác nhau chúng kêu gọi Việt Nam cải cách tư pháp theo mô hình “Tam quyền phân
lập” như ở Mỹ và các nước phương Tây, vậy “Tam quyền phân lập” có thực sự ưu
việt và nó được thực hiện ở các nước Tư bản ra sao?.
Nền tảng lập hiến của
các nước tư bản khuôn theo tư tưởng tam quyền phải phân lập, nhìn nhận các hình
thái quyền lực trong thế cô lập, đơn tính hay tuyến tính, nên đã yêu cầu lập
pháp, hành pháp và tư pháp phải luôn tách biệt với nhau, chế ước, kiểm soát
“tuyệt đối” lẫn nhau. Họ không nhận thấy tính chất thống nhất, hữu cơ của quyền
lực nhà nước; lập pháp nằm trong mối quan hệ với hành pháp và tư pháp; hành
pháp và tư pháp xác định vị trí của mình cũng như vậy. Quyền lực nhà nước vốn
dĩ là một chỉnh thể, bao gồm các bộ phận cấu thành quan hệ hữu cơ với nhau và
với toàn bộ quyền lực nhà nước, không thể phân tách độc lập và yêu cầu các
quyền chế ước, kiểm soát “tuyệt đối” lẫn nhau được. Trên thực tiễn, quyền lực
nhà nước tư sản dù có cố tổ chức theo tam quyền phân lập, nhưng thực chất vẫn
là thống nhất, không tách rời. Vì thế, những cố gắng phân quyền trong các hiến
pháp tư sản đã bị phá sản trong thực tiễn; tư tưởng của những người “sáng lập”
ra nó cũng trở nên vô ích.
Nhiều tổ chức, cá
nhân luôn hết lời ca ngợi Hoa Kỳ là một “mẫu hình”, “thể hiện thành công nhất”
về “tam quyền phân lập”! Họ có biết rằng, trong thực tiễn nền chính trị Hoa Kỳ,
phân quyền chỉ có trong văn bản Hiến pháp mà thôi; dù có phân quyền thế nào
chăng nữa, thì lập pháp và hành pháp vẫn “đi đôi” với nhau để thực hiện quyền
lực nhà nước rất ngoạn mục. Hiến pháp Hoa Kỳ xác lập: “Quyền hành pháp sẽ được
trao cho Tổng thống Hoa Kỳ”.
Nhưng Tổng thống thường là đại diện của đảng chiếm đa số trong Hạ viện, thì lập
pháp và hành pháp đều trong tay một đảng, lúc này phân quyền đã bị biến dạng.
Tổng thống có thể hướng Quốc hội về những chính sách theo ý chí của mình. Trong
trường hợp Tổng thống và đa số nghị viên ở hai đảng khác nhau thì lập pháp và
hành pháp vẫn xoắn xuýt với nhau. Tổng thống vẫn có nhiều cách để can thiệp vào
hoạt động lập pháp bằng: quyền đọc thông điệp trước Quốc hội, vạch chương trình
hoạt động hằng năm của Quốc hội, luôn trao đổi và yêu cầu với các nghị sĩ thuộc
đảng mình trình dự án luật theo ý chí của Tổng thống trước Quốc hội. Khoản
3, Điều II của Hiến pháp này còn cho phép: “Tổng thống sẽ thông báo thường kỳ
cho Quốc hội về tình hình của Liên bang và đề nghị Quốc hội xem xét những biện
pháp mà Tổng thống thấy cần thiết và thích hợp. Trong trường hợp cần thiết,
Tổng thống có quyền triệu tập hai viện hoặc một trong hai viện. Trong trường
hợp bất đồng giữa hai viện về thời gian hoãn họp, Tổng thống sẽ quyết định về
thời gian cuộc họp sẽ hoãn đến bao giờ mà Tổng thống cho là thích hợp”.
Cái cơ chế “kìm hãm” và “đối trọng”
được áp dụng từ học thuyết phân quyền với thực tiễn chính trị Hoa Kỳ không thể
tránh khỏi sự mâu thuẫn giữa lập pháp và hành pháp. Nhưng do hai nhánh này luôn
thống nhất ở khuynh hướng phát triển chung là phục vụ trước tiên cho lợi ích
giai cấp tư sản cầm quyền, nên những mâu thuẫn tất yếu cũng được dàn xếp, cùng
bắt tay nhau để thực thi quyền lực… Chẳng những thế, sau Chiến tranh thế giới
lần thứ hai, ở Mỹ, cái thực thể “Tổng thống có quyền lập pháp” đã
tồn tại một thời gian. Ngay cả “vai trò” và “xu hướng” muốn gắn kết các quyền
lực đã luôn là kỳ vọng mãi mãi không chỉ của cá nhân Tổng
thống mà còn của cả mọi người, lưỡng viện, công chúng và báo chí. Cuối thế kỷ
XX, nhà chính trị học James Robinson (Mỹ) nhận định: Quốc hội hầu như nhượng
mọi quyền chủ động cho ngành hành pháp; trong hai thập niên vừa qua, gần 80%
luật được thông qua đều xuất phát từ ngành hành pháp.
Còn với tư pháp? Nhà nghiên cứu luật ở Việt Nam - Bùi Ngọc Sơn đã nhận định rất
xác đáng bản chất của vụ “Marbury chống Madison” năm 1803: “Với quyền bảo hiến,
Tòa án tối cao Mỹ đã giải thích Hiến pháp theo ý chí của riêng mình, dần dần
lấn át quyền lực của Quốc hội và Chính phủ. Hệ quả là, Tòa án tối cao Mỹ, một
cơ quan tư pháp với chức năng truyền thống là xét xử những vi phạm pháp luật đã
trở thành “Chính phủ của ông Tòa”.
Với một thứ tòa án như vậy, tồn tại từ năm 1880 đến 1940, thì sự can thiệp thô
bạo của tư pháp vào lập pháp và hành pháp chẳng đã làm nhàu nát ngay
cái tư tưởng “tam quyền phân lập” đó sao?
Nhưng tại sao các nước tư bản vẫn cứ
ca ngợi “tam quyền phân lập”? Xin thưa, đó chỉ là “cái bánh vẽ”. Bởi, nguyên
gốc tư tưởng của những người khởi xướng ra nó là để chống chế độ chuyên chế
phong kiến, đúng hơn là khi đó, hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên, nhân
danh xã hội đấu tranh, giành quyền cho giai cấp tư sản. Nhưng khi
giành được quyền lực, thì họ đâu có thực hành dân chủ cho toàn xã hội, bảo đảm
các quyền cho toàn thể dân chúng. Để tránh xung đột, cao hơn là cách mạng xã
hội do bất công, chuyên chế tư sản tạo ra, họ đã mượn luôn cái tư tưởng phân quyền
để dựng lên những cái hiến pháp được gọi là “công lý” và “tự do” ấy.
Đề cao “tam quyền phân lập”, Hiến pháp
Hoa Kỳ đã làm mất ngay quyền lực của dân từ đạo luật gốc này. Trong cái thiết
chế “tam quyền” ấy, duy chỉ có Quốc hội là dân được bầu trực tiếp, song cũng
chỉ đối với Hạ viện thôi. Còn Tổng thống, dân chúng đâu có được bầu trực tiếp
mà phải gián tiếp bầu qua đại cử tri: “Các đại cử tri sẽ họp lại ở từng bang
của họ và bằng lá phiếu bầu Tổng thống và Phó Tổng thống”.
Riêng với tư pháp, tuy Khoản 2, Điều II xác định: “Tổng thống sẽ bổ nhiệm… các
quan tòa của Tòa án Tối cao”, nhưng Khoản 1, Điều III lại xác lập: “Các quan
tòa của Tòa án Tối cao và các tòa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình đến suốt
đời”… Với nhiều lý do khác, song cũng vì cấu trúc “tam quyền phân lập” mà chính
giới Hoa Kỳ phải thừa nhận: “tổng số cử tri đi bầu nhìn chung - kể cả trong các
cuộc bầu cử tổng thống - đều thấp hơn so với ở hầu hết các nền dân chủ khác”,
v.v.
Rõ ràng, dưới chế độ tư bản, tiếng là
phân quyền song chỉ là giả hiệu; hô hào “tam quyền phân lập” chẳng qua là một
thủ đoạn chính trị, đúng như nhận định xuyên thời đại của C.Mác: “Cứ 3 năm hoặc
6 năm một lần lại quyết định cá nhân nào trong giai cấp thống trị phải đại diện
và đàn áp nhân dân tại Nghị viện”10. Về vấn đề này, V.I. Lê-nin cũng
đã phân tích: “Trong chế độ dân chủ tư sản, bọn tư bản dùng trăm phương ngàn
kế, - chế độ dân chủ “thuần túy” càng phát
triển, thì những mưu kế đó càng tinh xảo và có hiệu quả, - để gạt quần
chúng ra, không cho họ tham gia quản lý nhà nước”11.
Chính cái phương
thức tam quyền phân lập đó đã làm cho quyền lực của nhân dân
bị phân rã, thu hẹp chỉ còn nhất quyền cô lập. “Thành quả” đau
xót cuối cùng là “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp tư
sản”; quả đúng với bản chất: 1% và 99% mà chính nhân dân Mỹ đã phơi
bày cho thiên hạ biết qua phong trào Chiếm lấy phố Wall!
Như vậy
“tam quyền phân lập” là thủ đoạn chính trị lừa gạt nhân dân của giai cấp tư sản;
bản chất của phân quyền tư sản là thâu tóm quyền lực vào tay giai cấp tư sản, nhân
dân không phải là người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.
- Việt Nam chúng ta Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân” nên “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Hiến pháp xác định như vậy không
phải do ý chí chủ quan của bất kỳ một chủ thể nào mà do những quy định tất yếu
khách quan chi phối, bắt nguồn từ bản chất của chế độ chính trị, chế độ kinh tế
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta xây dựng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhằm đảm bảo
tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là người làm chủ đất nước,
làm chủ xã hội. Khi quyền lực Nhà nước
thống nhất thuộc về nhân dân thì quyền lực này về nguyên tắc không chia sẻ cho
cá nhân hay tổ chức nào khác. Bởi vậy, “tam
quyền phân lập” không phù hợp với thể chế chính trị ở Việt Nam.
Do vậy chúng ta phải thường
xuyên nêu cao cảnh giác và tỉnh táo trước các luận điệu của các thế lực thù địch
kêu gọi Việt Nam thực hiện cái gọi là “Tam quyền phân lập” theo kiểu phương
Tây.
Các nước tư bản thì nhân dân đâu có được làm chủ
Trả lờiXóa