Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

Đối diện mặt trái của internet và mạng truyền thông xã hội để tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam



                                                                                                 Bùi Chiến Lưu
         
          Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự hội nhập ngày càng sâu, rộng của các chủ thể, trung tâm kinh tế trên thế gới tác động mạnh mẽ đến vấn đề an ninh quốc gia ở nước ta mục đích của chúng làm mất ồn định xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển và an toàn quốc gia dân tộc ở nước ta. Bằng những kết quả đạt được trong gần 35 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng và có ý nghĩa. Thay vì vui mừng với những kết quả đạt được thì các thế lực thù địch bằng những thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch âm mưu xuyên tạc, bóp méo sự thật, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo đòi xuyên tạc lịch sử, bóp méo lịch sử, xét lại lịch sử phủ nhận thành quả cách mạng đòi đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập, nếu không có truyện thì dựng truyện từ đó tạo ra sự bất ổn về chính trị, mất an toàn an ninh quốc gia từ đó hạ thấp uy tín của nước ta và đây cũng là mục tiêu của các thế lực thù địch hướng tới nhằm xóa bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta đã lựa chọn.

          Cụ thể hiện nay, trên trang bog Bauxite Việt Nam, ngày 29/9/2019 đối tượng Nguyễn Đình Cống tán phát bài “Nỗi khổ chẳng đáng nhớ” với nội dung xuyên tạc, nói xấu Quy định số 205 - QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; xuyên tạc tình hình nội bộ Đảng; cổ súy cho cái gọi là chế độ “Tam quyền phân lập”. Hay đối tượng Phạm Phú Khải tán phát bài “Tại sao cần một nền giáo dục cấp tiến” với nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta và chúng kêu gọi Việt Nam cải cách giáo dục theo mô hình Hồng Công. Hay đối tượng Phạm Nhật Bình tán phát bài “Từ Gapo đến Lotus” với nội dung xuyên tạc nói xấu mạng xã hội Việt Nam, vu cáo cơ quan chức năng nước ta “Kiểm soat, khống chế” người dùng xã hội khác. Đây chỉ là một trong rất nhiều đối tượng phản động, cơ hội chính trị, chống đối cực đoan đã tiến hành tán phát nhằm mục đích xuyên tạc tình hình nội bộ Đảng, Nhà nước, vu cáo, nói xấu chế độ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.
          Với những thủ đoạn như thế, tình hình mạng trên internet trong những năm vừa qua thật sự là phá phức tạp và đáng lo ngại. Để chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên internet và mạng truyền thông xã hội, đòi hỏi trước hết mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh tuyên tuyền, giáo dục để mỗi cán bộ, người dân thấy rõ tính hai mặt của internet và mạng truyền thông xã hội; nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc, tính chất nguy hại của nó đối với cá nhân và xã hội. Qua đó trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông tin xấu độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội.
Đồng thời, tăng cường tuyên truyền thông tin chính thống, định hướng dư luận trên các loại hình báo chí; khắc phục hiện tượng thương mại hóa hoạt động báo chí, đưa thông tin theo kiểu giật gân, câu khách, tiếp tay cho sự chống phá của các thế lực thù địch. Mặt khác, phải nâng cao trách nhiệm chính trị, đạo đức nghề nghiệp của cơ quan báo chí, nhà báo và công dân; tổ chức tốt những vệt bài đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái trên các ấn phẩm báo chí.
Cần chú trọng nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước đối với lĩnh vực mạng xa hội; tăng cường đội ngũ chuyên gia về công nghệ thông tin giỏi, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý cả về hành chính và kỹ thuật để ngăn chặn một cách kịp thời, hiệu quả. Tăng cường quản lý việc bình luận không để kẻ xấu lợi dụng biến thành diễn đàn chống phá Đảng, Nhà nước ta; giám sát, bảo đảm an ninh mạng, làm tốt công tác bảo vệ tài liệu mật, không để kẻ địch thu thập, xuyên tạc, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, báo chí để chống Đảng, chế độ và sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta, dân tộc ta.

1 nhận xét:

  1. Giữa mớ hỗn độn thông tin trên các trang MXH, chúng ta cần tỉnh táo để không bị lôi kéo, biến mình thành con rối của kẻ xấu, gây nguy hại đến an ninh quốc gia và vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

    Trả lờiXóa